xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nga kiềm chế trả đũa phương Tây

LỤC SAN

Phương Tây có thể chịu tổn thất gấp nhiều lần so với các ưu thế đạt được từ việc áp đặt trừng phạt kinh tế và tài chính chống lại Nga

Nhà Trắng ngày 20-3 tuyên bố trừng phạt 20 quan chức và doanh nhân Nga được coi là thân cận của Tổng thống Vladimir Putin. Liên minh châu Âu (EU) cũng mở rộng “danh sách đen trừng phạt” từ 21 lên 33 công dân và hủy hội nghị thượng đỉnh Nga - EU vào tháng 6 tới.

Cả Mỹ và EU đều tuyên bố không dừng lại ở đó và đe dọa trừng phạt kinh tế Nga. Ngoài ra, chính phủ lâm thời Ukraine và Liên minh châu Âu đã ký thỏa thuận liên kết chính trị.

Hai bên đều thiệt hại

Bất chấp những động thái trừng phạt nói trên, Tổng thống Putin hôm 21-3 đã ký luật hoàn tất thủ tục sáp nhập Crimea vào Nga sau khi Thượng viện thông qua hiệp ước về vấn đề này. Trước đó, phát biểu tại cuộc họp Hội đồng An ninh Nga, Tổng thống Putin cho rằng lúc này Nga nên kiềm chế đáp trả lệnh trừng phạt của Mỹ.

Theo ông, cả 2 bên sẽ đều tổn thất từ đòn trừng phạt bởi trong thế giới hiện đại, tất cả đều phụ thuộc vào nhau. Tuy vậy, tổng thống Nga tuyên bố ông sẽ mở tài khoản ở Rossiya - ngân hàng mới bị Washington trừng phạt.

Cùng ngày, Thứ trưởng Tài chính Nga Alexei Moiseyev cho biết chưa nhận thấy hậu quả nghiêm trọng từ các đòn trừng phạt của phương Tây. Ông còn tuyên bố sự kiện các cơ quan S&P và Fitch hạ mức dự báo tỉ lệ tín nhiệm của Nga từ “ổn định” xuống “tiêu cực” không ảnh hưởng đến khả năng tín dụng của nước này.

 

Tổng thống Vladimir Putin chủ trì cuộc họp Hội đồng An ninh Nga hôm 21-3Ảnh: KREMLIN.RU
Tổng thống Vladimir Putin chủ trì cuộc họp Hội đồng An ninh Nga hôm 21-3Ảnh: KREMLIN.RU

 

Về phần mình, cựu đại sứ Mỹ cuối cùng ở Liên Xô Jack Matlock cho rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Nga sẽ có hiệu ứng ngược, bù lại Ukraine “khỏe” hơn khi không có Crimea.

Hơn nữa, nhà bình luận người Tây Ban Nha Francisco De Andres lập luận hành động trừng phạt Nga có thể dẫn đến hậu quả không mong muốn là khơi lại chiến tranh lạnh cũng như đẩy Moscow lại gần Bắc Kinh.

Theo ông, phương Tây sẽ gánh chịu tổn thất gấp nhiều lần so với các ưu thế đạt được từ việc trừng phạt kinh tế và tài chính chống lại Nga, bởi đây là một cường quốc và có thể tìm được các khoản tín dụng từ các quốc gia khác.

Vũ khí năng lượng

Nga có ưu thế là nhà xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới hiện nay, chiếm đến 1/3 lượng tiêu thụ của châu Âu. Nga còn là nhà xuất khẩu kim loại công nghiệp lớn nhất thế giới, có tầm quan trọng đối với các nhà sản xuất máy bay hay ô tô toàn cầu.

Tờ Izvestia dẫn lời Chủ tịch Hiệp hội Khí đốt Nga Pavel Zavalny cho biết từ ngày 1-4, Ukraine sẽ phải mua khí đốt của Nga với giá từ 360-370 USD/1.000 m3 sau khi Nga ngừng chiết khấu theo thỏa thuận hồi tháng 12-2013 với Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych. Nếu quan hệ Moscow và Kiev tệ hơn, giá khí đốt có thể tăng tới mức 500 USD/1.000 m3, Izvestia nhận định.

Trái với những nhận định trên,  AP đưa tin nền kinh tế Nga đã bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng ở Crimea, ngay cả trước khi Mỹ và EU công bố lệnh trừng phạt mới hôm 20-3. Trước mắt, công ty của các doanh nhân có thế lực nhất nước Nga đã tổn thất hàng trăm triệu USD sau khi Tổng thống Putin quyết định sáp nhập Crimea.

Trong 2 tháng đầu năm, các nhà đầu tư đã rút 35 tỉ USD ra khỏi các ngân hàng Nga, bằng khoảng một nửa so với cả năm trước. Ông Alexei Kudrin, cố vấn kinh tế của Tổng thống Putin, cảnh báo lượng tiền “chảy” khỏi Nga trong quý I/2014 có thể lên đến 50 tỉ USD nếu phương Tây thắt chặt trừng phạt.

“Gánh” thêm Crimea có thể làm Nga càng khó khăn. Cộng hòa tự trị này phụ thuộc vào Kiev đến 85% nhu cầu sử dụng điện, 90% nước uống và một số nguồn cung thực phẩm khác. Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov hôm 20-3 nói Nga sẽ trích ngân sách liên bang chi cho Crimea khoảng 55 tỉ rúp (1,53 tỉ USD).

 

Ngày 21-3, trả lời câu hỏi của phóng viên về quan điểm của Việt Nam đối với việc Crimea sáp nhập Nga, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết: “Việt Nam mong mọi vấn đề sẽ được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và nguyện vọng chính đáng của người dân...”.

 

Nhật tiến thoái lưỡng nan

Vào thời điểm Tổng thống Vladimir Putin ký hiệp ước sáp nhập Crimea, một đồng minh thân cận của ông lên đường đến châu Á. Trong chặng dừng chân ở Tokyo - Nhật Bản, thông điệp mà ông Igor Sechin, chủ tịch tập đoàn dầu khí Rosneft, đưa ra là rõ ràng: Nếu châu Âu và Mỹ cô lập Nga, Moscow sẽ nhìn về hướng Đông để tìm kiếm các thỏa thuận kinh doanh, năng lượng, quân sự và đồng minh chính trị mới.

Dù vậy, không dễ để Nga có được sự ủng hộ từ Nhật, một phần vì Tokyo đang chịu sức ép trong nội bộ nhóm G7 về việc trừng phạt Moscow. Trước mắt, Nhật không công nhận kết quả cuộc trưng cầu ý dân ở Crimea, đồng thời có kế hoạch viện trợ 1 tỉ USD cho Ukraine. Dù vậy, Nhật cũng đang lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan bởi nước này cần nhập khẩu một lượng lớn nhiên liệu hóa thạch trong khi Nga lại đề nghị tăng gấp đôi lượng dầu khí xuất khẩu sang châu Á trong vòng 20 năm tới.

Nga có thể không quá bận tâm nếu “ve vãn” Nhật không thành bởi Trung Quốc là mục tiêu lớn hơn. Khi ông Putin đến thăm Bắc Kinh vào tháng 5 tới, Nga có thể ký thỏa thuận cung cấp khí thiên nhiên cho Trung Quốc. Vasily Kashin, một chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ (CAST) của Nga, nhận định: “Quan hệ Nga - phương Tây càng xấu thì Nga càng muốn đến gần Trung Quốc. Nếu Trung Quốc ủng hộ bạn, sẽ không ai nói rằng bạn bị cô lập”. Ngoài ra, ông Sechin còn dừng chân ở Ấn Độ, một thị trường đầy tiềm năng ở châu Á.Hoàng Phương

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo