Hãng tin TASS dẫn lời quan chức Cục Thiết kế Xây dựng máy vận tải Ural ở Yekaterinburg cho biết một vấn đề đối với những người điều khiển xe tăng, đó là họ không thể "giải quyết nỗi buồn" lúc đang chấp hành nhiệm vụ.
Vì vậy, quân đội Nga đã trang bị nhà vệ sinh cho T-14 Armata để các binh sĩ có thể thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu kéo dài mà không bị gián đoạn.
T-14 được trình làng lần đầu tiên vào năm 2015. Nó sở hữu bộ giáp, hệ thống vũ khí và công nghệ động cơ được nâng cấp. Ban đầu, Nga dự định sản xuất T-14 hàng loạt, theo kế hoạch là 2.300 chiếc Armata vào năm 2025 nhưng sau giảm xuống không quá 100 chiếc, The War Zone đưa tin hồi năm ngoái.
T-14 được trình làng lần đầu tiên vào năm 2015. Ảnh: National Interest
Nga hiện có ít hơn 24 chiếc T-14 dùng cho mục đích thử nghiệm. Những chiếc Armata đầu tiên sẽ được chuyển đến Trung đoàn xe tăng bảo vệ số 1.
Ngay từ năm 2015, đã có những dấu hiệu cho thấy chi phí sản xuất chiếc xe tăng tối tân này, bao gồm một tháp pháo không người lái và các tính năng đắt tiền khác, đã vượt quá ngân sách dự kiến. Chi phí thực tế của một chiếc Armata ước tính gấp 2,45 lần so với ước tính của Chương trình Vũ khí quốc gia năm 2020.
Tháng 7 năm ngoái, Phó Thủ tướng Nga Vladimir Borisov thừa nhận T-14 khá đắt đỏ so với những chiếc xe tăng hiện có.
Thay vì mua thêm Armata, quân đội Nga lựa chọn nâng cấp và cải tiến các loại xe tăng T-72, T-80 và T-90 cũ hơn. Động thái này tương tự như máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 thế hệ 5. Quân đội Nga không bổ sung thêm Su-57 mà cải tiến máy bay chiến đấu thế hệ 4 nhằm cắt giảm chi phí.
Bình luận (0)