Báo cáo của Viện Khoa học Nga cho biết: “Mặt Trăng là đối tượng thăm dò không gian của nền văn minh Trái Đất trong tương lai cùng các nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú có thể dẫn đến cuộc cạnh tranh về chính trị ở thế kỷ 21”.
Hình minh họa
Chương trình của Nga sẽ xây dựng cơ sở trên Mặt Trăng có người ở và sắp đưa vào giai đoạn thử nghiệm, cho phép khai thác khoáng sản trên vùng đất được coi là vệ tinh tự nhiên giàu tiềm năng kể trên.
Dự án kêu gọi phát triển một loạt công nghệ không gian nhằm giúp Moscow khai phá Mặt Trăng một cách độc lập, không phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài. Đây có thể coi là một hành động khá táo bạo bởi đề xuất trước đó cho kế hoạch thám hiểm Mặt Trăng là tập trung vào các mối quan hệ hợp tác quốc tế vì không quốc gia nào đủ khả năng và nguồn lực để hành động một mình.
Nga sẽ lập dự án bao gồm 3 hoặc 4 giai đoạn trong vòng 16 năm tới. Giai đoạn đầu kéo dài từ 2016 đến 2025, tập trung vào xác định thành phần vật chất và hóa học ở cực Nam Mặt Trăng. Giai đoạn kế tiếp dự kiến thực hiện từ năm 2028 đến 2030. Kể từ năm 2030 tới 2040 sẽ có con người tới định cư để tìm hiểu cặn kẽ hơn.
Theo tờ Izvestia, giai đoạn đầu tiên tiêu tốn của Nga khoảng 800 triệu USD.
Những chương trình thám hiểm Mặt Trăng trước đây được thực hiện dưới thời Liên bang Xô Viết năm 1959. Sau đó 10 năm, Mỹ là quốc gia tiếp theo có phi hành gia đặt chân lên Mặt Trăng, phát hiện ra vật liệu aluminum, sắt, titanium và các khoáng vật quý hiếm khác.
Bình luận (0)