Đứng đầu trong bảng xếp hạng 152 quốc gia có chỉ số quân sự hóa cao nhất là Israel, theo sau lần lượt là Singapore, Syria và Armenia. Trong hàng top 10 này còn có Cyprus, Hàn Quốc, Jordan, Hy Lạp và Azerbaijan.
Chỉ số quân sự hóa toàn cầu (GMI) phản ánh tầm quan trọng của bộ máy quân sự trong cơ cấu kinh tế đất nước. Ngoài ra, chỉ số còn tính đến mối tương quan giữa số lượng vũ khí hạng nặng và tổng dân số, nghĩa là số xe tăng, máy bay và hệ thống tên lửa trên 1 triệu dân. Trong khi đó, Mỹ với lực lượng quân đội hùng mạnh và công nghệ cao nhất lại chỉ đứng thứ 31 trong bảng danh sách này.
Máy bay ném bom Tupolev Bear cũng tham gia vào hoạt động bất thường này. Ảnh: Finnish Air Force
Trước những thông tin trên cùng với việc Nga có khả năng triển khai máy bay quân sự trên bán đảo Crimea, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Rose Gottemoeller phát biểu tại Hạ viện Mỹ: "Chúng tôi không rõ liệu Nga có triển khai khí tài ở Crimea hay không nhưng chúng tôi vô cùng quan ngại trước tuyên bố của các chuyên gia Nga về khả năng triển khai các máy bay quân sự ở bán đảo này”. Trước đó, Đại tá Hải quân Vyacheslav Trukhachev, phát ngôn viên Hạm đội Biển Đen của Nga, cho biết 14 máy bay chiến đấu nước này sẽ tới sân bay quân sự Belbek ở Crimea.
Trong một diễn biến khác liên quan hôm 11-12, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Tomasz Siemoniak cho hay lực lượng hải quân và không quân Nga đã có những hoạt động “chưa từng thấy” tại khu vực Biển Baltic trong những ngày gần đây.
Ông Siemoniak nói rằng đa số những vụ việc liên quan đến các hoạt động của Nga xảy ra tại vùng biển cũng như không phận quốc tế và Thụy Điển là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tuy nhiên, Ba Lan không xem việc Nga phô trương sức mạnh quân sự là dấu hiệu chuẩn bị chiến tranh.
Thay vào đó, ông Siemoniak nhận định đây chỉ là phép thử của Nga đối với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và điều này không giúp xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp cũng như lòng tin giữa các bên.
Bình luận (0)