Theo hãng tin PTI, Trung Quốc hôm 6-8 bày tỏ hy vọng Ấn Độ sẽ đưa ra quyết định "độc lập và khách quan" về việc cho phép Huawei phát triển mạng 5G tại nước này.
Tuy nhiên, ông Banks mô tả yêu cầu của Trung Quốc không khác nào hành vi "tống tiền" ngay cả khi Bắc Kinh muốn New Delhi không chịu bất kỳ áp lực nào từ Washington.
"Trung Quốc đang tống tiền Ấn Độ bằng cách cho phép sử dụng Huawei phát triển cơ sở hạ tầng 5G. Họ không biết thế nào là giới hạn" – ông Banks nói.
Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Jim Banks. Ảnh: CNS
Thượng nghị sĩ Mỹ Marsha Blackburn cũng cáo buộc Trung Quốc và Huawei đang tìm cách cài công nghệ chứa gián điệp vào Mỹ và các đồng minh của Mỹ. Bà Blackburn nhấn mạnh Washington cần vạch ra đường lối cứng rắn để bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia và sở hữu trí tuệ.
Đầu tuần này, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố nếu một quốc gia áp dụng công nghệ của Huawei, Mỹ có thể sẽ không chia sẻ thông tin với quốc gia đó.
Chuẩn mạng 5G được xem là rất quan trọng vì nó có thể hỗ trợ các thế hệ thiết bị di động tiếp theo bên cạnh các ứng dụng mới như xe không người lái.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu tất cả đồng minh và đối tác, bao gồm Ấn Độ, không cho Huawei phát triển cơ sở hạ tầng 5G. Đây là công nghệ có tốc độ tải xuống nhanh hơn 10-100 lần so với mạng 4G LTE hiện tại.
Trong một báo cáo gần đây trích lời Bộ trưởng Truyền thông Ấn Độ Ravi Shankar Prasad, New Delhi định lên kế hoạch phát triển mạng 5G của riêng mình.
Hôm 7-8, Reuters dẫn hai nguồn tin cho biết Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ không chặn Huawei kinh doanh tại nước này, nếu không các công ty Ấn Độ hoạt động tại Trung Quốc sẽ lãnh hậu quả.
Hai nguồn tin tiết lộ rằng Đại sứ Ấn Độ tại Bắc Kinh Vikram Misri đã được Bộ Ngoại giao Trung Quốc gọi tới và nghe Bộ này bày tỏ lo ngại về chiến dịch ngăn Huawei tiếp cận cơ sở hạ tầng 5G trên toàn thế giới do Mỹ khởi xướng.
Các quan chức Trung Quốc doạ áp đặt lệnh trừng phạt đối với các công ty Ấn Độ nếu nước này chặn Huawei dưới áp lực của Mỹ.
Cả Bộ Ngoại giao Ấn Độ lẫn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đều không bình luận về thông tin trên.
So với một số nền kinh tế lớn khác, các công ty Ấn Độ ít hiện diện tại Trung Quốc hơn, chủ yếu tham gia những lĩnh vực như sản xuất, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ tài chính và gia công.
Bình luận (0)