xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghiên cứu thụ thể nhận Nobel Hóa học

HOÀNG PHƯƠNG

Công trình của 2 nhà khoa học đoạt giải giúp bào chế những loại thuốc tốt hơn và ít gây ra tác dụng phụ hơn

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển hôm 10-10 đã quyết định trao giải Nobel Hóa học cho 2 nhà khoa học Mỹ Robert J. Lefkowitz và Brian K. Kobilka vì công trình nghiên cứu về thụ thể bắt cặp với protein G (GPCR). Nhờ công trình này,  giới khoa học đã hiểu biết rõ hơn về cách thức hàng tỉ tế bào trong cơ thể người phản ứng với kích thích bên ngoài.

Giải mã bí ẩn về thụ thể

Trong một thời gian dài, vấn đề tế bào cảm nhận môi trường xung quanh như thế nào vẫn là một bí ẩn. Các nhà khoa học biết rằng những hormone, như adrenalin, có tác động mạnh mẽ, như làm tăng huyết áp và khiến tim đập nhanh hơn. Họ cũng nghi ngờ rằng bề mặt tế bào chứa một loại thụ thể nào đó đối với hormone.
Tuy nhiên, chi tiết về những thụ thể này và cách thức hoạt động của chúng vẫn còn là điều mơ hồ trong phần lớn thế kỷ XX.
img

Hai nhà khoa học Mỹ Robert Lefkowitz và Brian Kobilka. Ảnh: EPA

Ông Lefkowitz bắt đầu nghiên cứu về thụ thể từ năm 1968. Đến những năm 80 của thế kỷ trước, ông Kobilka tham gia vào nhóm nghiên cứu của ông Lefkowitz. Sự hợp tác này đã dẫn đến những khám phá mới về cách thức hoạt động của GPCR, một loại thụ thể quan trọng cho phép tế bào cảm nhận môi trường xung quanh để thích ứng với hoàn cảnh mới.
Trao đổi qua điện thoại với các phóng viên tại cuộc họp báo về giải thưởng, ông Lefkowitz cho biết GPCR đóng vai trò là cánh cổng để các chất dẫn truyền thần kinh và hormone đi vào tế bào trong cơ thể con người.
Theo Wikipedia, GPCR tham gia vào nhiều quá trình sinh lý của cơ thể, như thị giác, khứu giác, điều chỉnh tính khí và hành vi, điều hòa các hoạt động của hệ miễn dịch và phản ứng sưng viêm,  truyền tín hiệu trong hệ thần kinh tự chủ…

Hy vọng mới cho nhiều loại bệnh

GPCR có liên hệ với một loạt bệnh tật do chúng đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh lý trong cơ thể. Hơn phân nửa loại thuốc hiện nay có được tác dụng thông qua GPCR. Giáo sư Sven Lidin, Chủ tịch Ủy ban Giải Nobel Hóa học 2012, nhận định rằng công trình của 2 nhà khoa học đoạt giải đã mở ra cánh cửa cho việc bào chế những  loại thuốc tốt hơn và ít gây ra tác dụng phụ hơn.
Vì thế, theo hãng tin Reuters, GPCR đã trở thành đối tượng nghiên cứu hàng đầu của các công ty dược phẩm và công nghệ sinh hóa học với hy vọng tìm kiếm những loại thuốc mới điều trị hiệu quả hơn những căn bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương, hoạt động của tim, chứng viêm, các chứng rối loạn trao đổi chất…

Ông Lefkowitz sinh tại New York năm 1943, nhận bằng bác sĩ y khoa tại Đại học Columbia năm 1966. Ông hiện làm việc tại Viện Y học Howard Huges, đồng thời là giáo sư sinh hóa tại Trung tâm Y tế  Đại học Duke (Mỹ). Ông cho biết ông cảm thấy sốc và ngạc nhiên khi biết tin mình được  giải Nobel.

Ông Kobilka sinh tại thành phố Little Falls năm 1955, có bằng bác sĩ y khoa tại Trường Y khoa Đại học Yale và hiện là giáo sư về phân tử và tế bào tại Trường Y khoa Đại học Stanford. Ngoài khám phá về GPCR, ông Kobilka còn đạt được một thành tựu lớn vào năm 2011. Ông và nhóm nghiên cứu đã chụp được ảnh thụ thể beta-adrenalin ngay vào thời điểm nó được kích hoạt bởi một hormone và gửi tín hiệu vào bên trong tế bào. Kiệt tác này là thành quả của hàng chục năm nghiên cứu miệt mài của ông Kobilka.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo