xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngoại giao bí mật

Xuân Mai

Nỗ lực giảm căng thẳng trong quan hệ song phương, Bộ Ngoại giao Mỹ đã “âm thầm” tài trợ cho nhiều nhóm nghệ sĩ, vận động viên và nhà khoa học Iran đến nước này trong suốt 17 năm qua.

Theo một tài liệu mới bị rò rỉ, 61 người Iran vào năm ngoái đã đến Mỹ tham gia các chương trình giao lưu văn hóa được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao nước chủ nhà.

Trước đó, tại lễ hội ẩm thực và âm nhạc ở thị trấn Owensboro, bang Kentucky vào tháng 5-2009, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã bí mật mời một nhóm ca sĩ Iran đến tìm hiểu về âm nhạc dân gian Mỹ.

Ở chiều ngược lại, một số nhóm người Mỹ đã đến Iran để chia sẻ ý tưởng hoặc thậm chí cộng tác trong những lĩnh vực như bảo vệ môi trường, thiên văn học và chăm sóc sức khỏe.

 

Hai vận động viên đô vật Mỹ và Iran thi đấu tại TP New York hồi năm 2913
Ảnh: AP

Hai vận động viên đô vật Mỹ và Iran thi đấu tại TP New York hồi năm 2013 Ảnh: AP

 

Theo tạp chí Newsweek, trước cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, người Mỹ thường xuyên đến Iran để kinh doanh, xây bệnh viện và huấn luyện nông dân nước này. Trong khi đó, 50.000 sinh viên Iran theo học tại các trường đại học Mỹ.

Tuy nhiên, kể từ khi Washington cắt đứt quan hệ với Tehran năm 1980, không ít người Mỹ xem Iran là đất nước gắn liền với chủ nghĩa khủng bố và Hồi giáo cực đoan. Mãi đến năm 1996, một số cựu quan chức của 2 nước đã nhóm họp tại một khu nghỉ mát ở Thụy Điển nhằm tìm cách hàn gắn mối quan hệ tan vỡ.

Hai năm sau, theo lời mời của Tổng thống Iran Mohammad Khatami, một nhóm vận động viên đô vật Mỹ đã tới Tehran tham gia một giải đấu quốc tế. Kể từ đó, nhiều cuộc giao lưu giữa các nhà đô vật, vận động viên và chuyên gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau như môi trường, y tế, kinh doanh... đã diễn ra tại Mỹ cũng như Iran.

Đến thời Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad, người Mỹ gặp khó khăn hơn trong việc xin thị thực đến Iran. Có điều là nhà lãnh đạo này lại không cản trở người Iran đến Mỹ để dự các cuộc hội thảo chuyên ngành và học thuật.“Các nhà khoa học Iran được xem là những người rất tài năng. Việc Iran bị cô lập đã ngăn thế giới tiếp cận với những nhân tài này” - ông Glenn Schweitzer, người phụ trách các chương trình Iran tại Học viện Khoa học quốc gia Mỹ, nhận định.

Với thỏa thuận hạt nhân vừa đạt được, bà Jennifer Clinton, Chủ tịch tổ chức phi lợi nhuận Global Ties U.S (Mỹ), dự báo các tổ chức tư nhân của 2 nước sẽ tăng cường giao lưu, hợp tác hơn nữa trong thời gian tới.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo