xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người Đức tự vấn sau cái chết của nữ sinh anh hùng

P.Nghĩa (Theo Washington Post)

(NLĐO) – Sau đám tang của Tugce Albayrak, nữ sinh viên thiệt mạng vì đứng ra bảo vệ 2 phụ nữ bị quấy rối, nhiều người dân Đức phải nhìn lại bản thân mình.

Ngày 15-11, cô gái trẻ Albayrak, người Đức gốc Thổ Nhĩ Kỳ, cố gắng đứng ra bảo vệ 2 cô gái bị 3 người đàn ông quấy rối gần nhà vệ sinh của một nhà hàng ở TP Offenbach.

Một trong 3 người đàn ông kể trên đã chờ Albayrak ở bãi đậu xe và đánh cô gái đến mức nhập viện. Tới ngày 28-11, các bác sĩ thông báo Albayrak bị chết não. Gia đình cô gái quyết định rút ống thở, khi Albayrak vừa bước sang tuổi 23.

Theo hãng tin AP, nghi phạm tấn công cô gái là một thanh niên Serbia 18 tuổi tên Sanel M., đã bị cảnh sát bắt giữ và thừa nhận tội trạng.

Hàng ngàn người đã có mặt đưa tiễn Albayrak hôm 3-12. Một tấm biểu ngữ trong đám tang viết: "Chúng ta nhanh chóng quên đi những kẻ làm mình khóc. Chúng tôi luôn luôn tưởng nhớ người giúp mình cười".

 

Đám tang của Tugce Albayrak hôm 3-12. Ảnh: Reuters
Đám tang của Tugce Albayrak hôm 3-12. Ảnh: Reuters

 

Cái chết của Albayrak đã gây chấn động nước Đức, sau khi một nghiên cứu của Đại học Goettingen vào năm 2008 cho thấy chỉ có 15% người dân nước này trả lời sẽ bước ra ngăn chặn một tên trộm, trong khi số còn lại không quan tâm.

Một vài năm trở lại đây, chính phủ Đức thúc đẩy các chương trình nâng cao nhận thức của người dân về hành động giúp đỡ người khác nơi công cộng. Tuy nhiên, mọi nỗ lực không đem lại kết quả khả quan.

Năm 2009, doanh nhân Dominik Brunner thiệt mạng khi cố gắng bảo vệ một nhóm học sinh bị một băng nhóm thiếu niên địa phương tấn công.

Hành động dũng cảm của doanh nhân Brunner và mới đây nhất là nữ sinh Albayrak làm nổ ra nhiều cuộc tranh luận. Trong một bài báo hôm 1-12, tờ Tageszeitung cánh tả ở Berlin đặt câu hỏi liệu người dân nước này nên “can thiệp hay đứng ngoài cuộc” nếu gặp phải tình huống tương tự.

Cảnh sát Đức cho rằng “để thể hiện lòng dũng cảm có nghĩa là giúp đỡ người khác mà không gây nguy hiểm cho chính bản thân mình”. Nhưng nhiều người tự hỏi giới hạn của sự can thiệp này tới đâu khi họ không biết thời điểm nào cần thiết và thời điểm nào nên tránh can thiệp vào các tình huống nguy hiểm.

Đối với trường hợp của Albayrak, một bản kiến nghị trên trang web Change.org thúc giục Tổng thống Đức Joachim Gauck vinh danh cô gái về hành động anh hùng. Trả lời trong bức thư gửi cha mẹ Albayrak, ông Gauck viết: “Con gái của ông bà đã thể hiện tinh thần dũng cảm và đứng lên bảo vệ các nạn nhân của hành vi bạo lực”. Thật không may, Albayrak lại thành nạn nhân cho sự can đảm của mình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo