xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nguy cơ bế tắc chính trị ở Ý

HOÀNG PHƯƠNG

Nếu bế tắc chính trị kéo dài, khả năng được nhắc tới là tổ chức bầu cử lại trong những tháng tới - một kịch bản đe dọa tác động tiêu cực đến các thị trường tài chính toàn cầu

Nước Ý đang đối mặt với nguy cơ bế tắc chính trị sau khi kết quả ban đầu của cuộc tổng tuyển cử cho thấy không có đảng nào chiến thắng áp đảo, đe dọa đẩy đất nước vào tình thế “quốc hội treo”. Đây là  một kết cục hoàn toàn không có lợi cho những nỗ lực của đất nước trong việc thông qua các biện pháp cải cách cứng rắn nhằm vượt qua  khủng hoảng kinh tế và ngăn chặn một làn sóng hỗn loạn mới trên thị trường tài chính toàn cầu.
 
img
Ông  Pier Luigi Bersani, thủ lĩnh Đảng Dân chủ
Ảnh: REUTERS

Bất ngờ từ “Phong trào 5 sao”

Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu trong cuộc bầu cử kéo dài 2 ngày 24 và 25-2 ước tính chưa đến 75%, mức thấp nhất trong mấy chục năm qua. Đây được xem là biểu hiện của sự trừng phạt mà cử tri dành cho các đảng lớn ở nước này. Với 99,7% phiếu bầu ở hạ viện được kiểm, liên minh trung tả của ông Pier Luigi Bersani giành được 29,55% phiếu, theo sau là liên minh trung hữu của ông Silvio Berlusconi (29,17%), “Phong trào 5 sao” của ông Beppe Grillo (25,54%) và liên minh trung dung của thủ tướng tạm quyền Mario Monti (10,6%). 

Kết quả bầu cử thượng viện cũng khá sít sao. Hãng tin Reuters dự báo phe trung tả có thể giành được khoảng 119 ghế, so với 117 ghế của phe trung hữu. Với kết quả này, không phe nào giành được 158 ghế để nắm thế đa số.

Theo hãng tin AP, một yếu tố quan trọng dẫn đến kết quả bầu cử gây nhiều lo ngại nói trên chính là lượng phiếu bầu lớn mà “Phong trào 5 sao”  của ông Beppe Grillo - một diễn viên hài chuyển sang làm chính trị - nhận được từ những cử tri không hài lòng với các chính đảng  lớn của đất nước.  Chỉ mới ra đời năm 2000, “Phong trào 5 sao” đã nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của giới trẻ Ý đang bất bình trước tình trạng thất nghiệp gia tăng để trở thành lực lượng chính trị được nói đến nhiều nhất ở châu Âu hiện nay.  Kết quả bầu cử cho thấy “Phong trào 5 sao” đã trở thành đảng lớn nhất nước ở hạ viện sau khi giành được đến 25,5% phiếu bầu, qua mặt cả Đảng Dân chủ của ông Bersani (với 25,4% phiếu bầu).

Sẽ bầu cử lại?

Một nguyên nhân khác chính là sự trở lại mạnh mẽ của ông Silvio Berlusconi sau khi rời khỏi cương vị thủ tướng vào cuối năm 2011. Chiến dịch vận động tranh cử của ông Berlusconi là sự pha trộn giữa những cam kết cắt giảm thuế với những lời lẽ công kích nhằm vào những biện pháp tăng thuế và cắt giảm chi tiêu của thủ tướng tạm quyền Monti.
 
Chiến dịch này góp phần làm gia tăng sự bất bình của cử tri đối với các chính sách thắt lưng buộc bụng, dẫn đến thất bại nặng nề của phe trung dung trong cuộc bầu cử. Ông Stefano Zamagni, một giáo sư kinh tế tại Đại học Bologna, nhận định: “Kết quả bầu cử cho thấy một tỉ lệ lớn người dân đang chán ngấy đường lối thắt lưng buộc bụng mà nước Đức và các đồng minh phương Bắc đang chủ trương”.
 
Vấn đề được quan tâm nhiều sau bầu cử là liệu chính phủ mới ở Ý có được thành lập sau cuộc bầu cử hay không và nếu có, sẽ đi theo con đường nào. Theo hãng tin Reuters, bất kỳ một chính phủ liên hiệp mới nào cũng cần nắm đa số ở cả lưỡng viện quốc hội để thông qua dự luật. Trong một dấu hiệu cho thấy sự thỏa hiệp, ông Berlusconi đã để ngỏ khả năng lập một “đại liên minh” với phe trung tả của ông Bersani dù viễn cảnh này đã bị chính ông Bersani bác bỏ trước bầu cử.
 
Bản thân “Phong trào 5 sao” cũng giảm nhẹ triển vọng hợp tác với cựu thủ tướng Ý. Hãng tin Reuters nhận định ngay cả khi chính phủ mới từ bỏ các biện pháp thắt lưng buộc bụng được áp dụng dưới thời ông Monti cũng không dễ để họ vực dậy được nền kinh tế hầu như không tăng trưởng gì trong 20 năm qua.

Nếu bế tắc chính trị kéo dài, khả năng được nhắc tới là tổ chức bầu cử lại trong những tháng tới. Đây được xem là kịch bản tồi tệ nhất cho những thị trường đang trông chờ nước Ý tiếp tục có những cải cách “đau thương” nhưng cần thiết để vực dậy kinh tế đất nước. Là nền kinh tế lớn thứ ba của khu vực sử dụng đồng euro, những quyết sách mà chính phủ mới của Ý (nếu có) đưa ra trong những tháng tới sẽ tác động mạnh mẽ đến việc liệu khối này có vượt qua được cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay hay không. 

Trước mắt, kết quả bầu cử ở Ý đã tác động tiêu cực đến thị trường tài chính toàn cầu. Chỉ số Dow Jones của Mỹ hôm 25-2 giảm hơn 200 điểm, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 11-2012. Trong khi đó, nhiều thị trường chứng khoán ở châu Á cũng sụt giảm trong các phiên giao dịch hôm 26-2.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo