xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nguy cơ leo thang chiến cuộc ở Syria

HOÀNG PHƯƠNG

Có những dấu hiệu chứng tỏ Mỹ đang củng cố lực lượng ở Trung Đông

Mỹ đang xem xét bắt tay với đồng minh chuẩn bị cho hành động quân sự nhằm vào Syria để đáp trả nghi án tấn công bằng vũ khí hóa học mới nhất, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert hôm 10-4.

Không dọa suông?

Chính quyền Mỹ đã đổ lỗi vụ việc cho chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad và Tổng thống Donald Trump cảnh báo những ai chịu trách nhiệm sẽ phải trả giá đắt.

Trong dấu hiệu cho thấy đây không phải là lời đe dọa suông, ông chủ Nhà Trắng đã hủy chuyến công du đến Mỹ Latin - dự kiến bắt đầu từ ngày 13-4 - để ở nhà "giám sát phản ứng của Mỹ đối với Syria". Bộ tưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis cũng hủy các kế hoạch đi lại trong nước.

Ngoài ra, có những dấu hiệu chứng tỏ Mỹ đang củng cố lực lượng ở Trung Đông. Hôm 11-4, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Harry S. Truman lên đường đến khu vực này.

Trước đó 2 ngày, tàu khu trục USS Donald Cook mang tên lửa dẫn đường đã rời cảng Larnaca (Cyprus) với điểm đến được cho là Syria và tàu USS Porter có thể đến đó trong vài ngày tới - theo tờ The Wall Street Journal.

Nguy cơ leo thang chiến cuộc ở Syria - Ảnh 1.

Tổng thống Donald Trump và các lãnh đạo quân sự nhóm họp tại Nhà Trắng hôm 9-4 Ảnh: THE NEW YORK TIMES

Giới chức Nhà Trắng từ chối cho biết liệu phản ứng sắp tới có bao gồm khả năng Mỹ kéo dài hành động quân sự ở Syria hoặc chỉ tiến hành 1 vụ không kích đơn lẻ như lần phóng 59 tên lửa hành trình Tomahawk nhằm vào một căn cứ không quân Syria hôm 7-4-2017 để trả đũa "một vụ tấn công hóa học" khác.

Ngoài ra, hiện chưa rõ diện mạo một chiến dịch quân sự mở rộng của Mỹ ở Syria như thế nào, như mục tiêu là gì và những đồng minh nào của Mỹ tham gia.

Theo tạp chí Time, Pháp và Ả Rập Saudi là 2 cái tên đầu tiên có thể tham gia cùng Mỹ. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 10-4 cho biết quyết định sẽ được đưa ra trong "những ngày tới" và bất kỳ cuộc không kích nào cũng sẽ nhằm vào các cơ sở hóa học của chính phủ Syria.

Điều này cũng phù hợp với cảnh báo được Cơ quan Kiểm soát không lưu của Liên minh châu Âu (Eurocontrol) đưa ra với các hãng hàng không hôm 10-4 về nguy cơ xảy ra không kích nhắm vào Syria "trong 72 giờ tới".

Khó thay đổi kết cục

Một số chuyên gia lo ngại một hành động quân sự quá mạnh tay có nguy cơ làm leo thang cuộc nội chiến Syria và căng thẳng giữa các cường quốc đang có lực lượng ủy nhiệm trên mặt đất. Nga và Iran đã lên tiếng bảo vệ đồng minh Syria trước cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học và xem đây là cái cớ cho hành động can thiệp từ bên ngoài nhằm chống lại ông Assad.

Giới chức quân sự cấp cao ở Moscow dọa sẽ trả đũa bất kỳ vụ tấn công Syria nào đe dọa đến quân nhân Nga. Ông Alexander Zasypkin, đại sứ Nga ở Lebanon, cảnh báo nước ông sẽ bắn hạ bất kỳ tên lửa Mỹ nào nhắm vào Syria và tấn công cả nơi phóng chúng.

Lo ngại bị tấn công, chính quyền Syria vào nửa đêm 9-4 đã đặt mọi lực lượng và cơ sở quân sự trong tình trạng báo động cao, trong đó có sân bay và căn cứ - theo Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria.

Trong động thái ngăn chặn kịch bản xấu xảy ra, Syria cho biết đã mời Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) đến nơi được cho là xảy ra vụ tấn công ở TP Douma thuộc vùng ngoại ô Đông Ghouta của Damascus.

Ngay cả khi một nhóm chuyên gia OPCW sẽ sớm đến địa điểm nói trên, nguy cơ Syria sắp bị tấn công quân sự không vì thế mà giảm bớt bởi giới chức Mỹ nói họ làm việc dựa trên nguồn thông tin của riêng mình.

Ngoài việc tìm kiếm sự ủng hộ của các đồng minh, theo tờ The New York Times, ông Trump và các cố vấn đang cân nhắc tiến hành chiến dịch không kích khốc liệt và mở rộng hơn so với cách đây hơn 1 năm. Những lựa chọn tiềm tàng là đánh nhiều mục tiêu hơn và tiến hành không kích kéo dài hơn 1 ngày.

Cho dù lựa chọn cuối cùng có là gì, một số nhà phân tích cho rằng Mỹ dường như không còn có khả năng thay đổi kết cục cuộc nội chiến Syria, nhất là khi ông Trump vẫn không muốn can thiệp quá nhiều vào cuộc xung đột này.

"Những cuộc không kích hoặc tấn công tên lửa trừng phạt không có nhiều tác động và chưa đủ sức ngăn chặn hoặc răn đe ông Assad" - ông Andreas Krieg, chuyên gia tại Trường Cao đẳng King ở London (Anh), nhận định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo