Nội dung cảnh báo cũng nhấn mạnh sẽ có rất ít hoặc không có cảnh báo trước khi thảm họa xảy ra, theo đài truyền hình RT.
Các đứt gãy trượt được nghiên cứu từ lâu, mặc dù cho đến nay cơ chế đặc biệt của sóng thần mà chúng tạo ra vẫn chưa được hiểu rõ.
Các mô hình mới nhất do các nhà khoa học tại ĐH Illinois Urbana-Champaign nghiên cứu bằng cách sử dụng siêu máy tính Blue Waters, cho thấy rủi ro lớn hơn nhiều so với dự đoán trước đây.
Đứt gãy trượt là những khu vực mà các khối hoặc phiến đá lớn trong vỏ Trái đất rơi dọc theo một đường đứt gãy và có thể trượt ngang qua nhau, với hậu quả thực sự tàn khốc.
Ảnh minh họa: Pexels
Trước đây, các nhà khoa học nghi ngờ rằng sóng thần chỉ có thể được kích hoạt tại các đứt gãy trượt nếu cũng có một vụ động đất dưới nước làm di chuyển nhiều vật chất hơn, do đó tạo ra nhiều lực hơn để đẩy một con sóng khổng lồ.
Kỹ sư Mohamed Abdelmeguid, ĐH Illinois Urbana-Champaign, cho biết: "Mô hình dựa trên vật lý được sử dụng trong nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu sắc về nguy cơ liên quan đến đứt gãy trượt do va chạm. Đặc biệt, cần thiết phải tính đến rủi ro đó để giảm thiểu thiệt hại trong tương lai".
Các nhà nghiên cứu phát hiện để các đứt gãy trượt sóng có thể tạo ra sóng thần, cần phải có một trận động đất xen kẽ.
Danh sách các thành phố ven biển được nghiên cứu xác định là gần với các đứt gãy trượt dốc này bao gồm: TP San Francisco, bang California và vùng vịnh rộng lớn hơn ở Mỹ; các thành phố dọc theo Vịnh Izmit ở Thổ Nhĩ Kỳ; cũng như các trung tâm dân cư dọc theo Vịnh Al-Aqaba ở Ai Cập.
Nếu các trận động đất xảy ra ở những khu vực cụ thể này, các sự kiện thảm khốc được dự đoán bởi mô hình siêu máy tính sẽ xảy ra trong ba giai đoạn: Đầu tiên là trận động đất phát ra sóng xung kích qua vịnh, tiếp theo là sự dịch chuyển của một lượng nước khổng lồ và cuối cùng là sự phát triển của sóng thần hủy diệt.
Các nhà nghiên cứu nghi ngờ trận sóng thần năm 2018 tấn công đảo Sulawesi của Indonesia có thể được kích hoạt do một trận động đất mạnh 7,5 độ richter.
Bình luận (0)