Năm 2013, Trung Quốc dẫn đầu danh sách đầu tư vào Mỹ trong năm thứ 2 liên tiếp. Ảnh: Reuters
Báo cáo nói trên có thể sẽ gây thêm căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang đàm phán một hiệp định đầu tư song phương.
Theo Reuters, các công ty Trung Quốc cảm thấy bị Washington coi là cá biệt dù Mỹ luôn khẳng định không phân biệt đối xử với bất cứ quốc gia nào, và sự gia tăng trong các hoạt động xem xét, khảo sát các nhà đầu tư Trung Quốc cũng phản ánh dòng đầu tư từ nền kinh tế thứ 2 thế giới đã cao hơn.
Dữ liệu từ Ủy ban Đầu tư Nước ngoài ở Mỹ (CFIUS) cho thấy 21 khoản đầu tư từ các công ty và cá nhân Trung Quốc bị bí mật xem xét, chiếm 1/5 trong tổng số 97 giao dịch kinh doanh bị xem xét. Báo giới địa phương khẳng định việc “soi” kỹ các hoạt động kinh doanh như vậy là hợp lý bởi chuyện một công ty nước ngoài tìm kiếm lợi ích trong một ngành công nghiệp ở Mỹ có thể rất nhạy cảm đối với an ninh quốc gia.
Năm 2013, Trung Quốc dẫn đầu danh sách đầu tư vào Mỹ trong năm thứ 2 liên tiếp. Nhật Bản đứng thứ 2 với 18 giao dịch đầu tư và theo sau đó là Canada (12).
Tuy nhiên, một số nhà đầu tư lớn của Trung Quốc vấp phải trở ngại khi qua ải CFIUS trong những năm gần đây. Tập đoàn bảo hiểm Anbang của Trung Quốc mới đây đã được CFIUS thông qua việc mua khách sạn Waldorf Astoria nổi tiếng ở New York từ công ty Hilton Worldwide Holdings.
Theo Reuters, hiệp định đầu tư Mỹ-Trung có thể thúc đẩy các hoạt động đầu tư trực tiếp vốn vẫn chưa đạt mức độ xứng đáng giữa hai nước và Washington kỳ vọng Bắc Kinh sẽ quan tâm với vấn đề kiểm soát của CFIUS liên quan tới các cuộc đàm phán này.
Trong quyền hạn của mình, CFIUS vốn có quyền điều tra và các công ty bị CFIUS “soi” thường không cảm thấy dễ chịu chút nào.
Bình luận (0)