Tiến trình trục xuất có thể diễn ra sớm, từ chiều nay, 17-8.
Trước đó, tờ Jiji Press cho biết nội các Nhật Bản tiến hành một cuộc thảo luận về hành động liều lĩnh vượt qua đội tàu tuần tra của để lên đảo Senkaku bất hợp pháp của nhóm người Hồng Kông trong sáng 17-8. Buổi thảo luận có sự tham gia của Thủ tướng Yoshihiko Noda, Ngoại trưởng Koichiro Genba và Bộ trưởng Giao thông Yuichiro Hata.
Đối với những người Trung Quốc tìm cách leo lên Senkaku/ Điếu Ngư, chính phủ Nhật Bản xưa nay có hai cách xử lý: nhanh chóng trục xuất về nước (như năm 2004); khởi tố sau khi bắt giữ (năm 2010). Vụ việc hôm 15-8 giống vụ hồi tháng 3-2004 nên phía Nhật Bản quyết định xử lý tương tự là thẩm vấn xong sẽ trục xuất ngay về Trung Quốc để tránh làm sự việc phức tạp.
Cảnh sát biển Nhật Bản bắt 5 nhà hoạt động Hồng Kông hôm 15-8 (Ảnh: AP)
Các nhà hoạt động Hồng Kông đã dùng gạch đá ném vào cảnh sát biển Nhật Bản (Ảnh: AP)
Trong khi đó, hãng Kyodo dẫn lời đại diện cảnh sát biển Nhật Bản cho biết khi bị tàu công vụ áp sát, các nhà hoạt động Hồng Kông đã dùng gạch đá chống trả. Tuy nhiên, hành động này không gây ra tổn thất về người và tàu Nhật. Vì vậy, lực lượng này không truy tố tội “chống người thi hành công vụ và gây tổn hại vật chất” đối với 14 người Hồng Kông xâm nhập trái phép”.
Vụ việc lần này khiến dư luận Nhật Bản cổ vũ chính quyền ông Noda tăng cường kiểm soát thực tế đối với đảo Senkaku. Trong lúc đó, báo chí Trung Quốc kêu gọi sự đoàn kết giữa Trung Quốc đại lục và Hồng Kông vì những người đến quần đảo Senkaku để “bảo vệ chủ quyền”, đồng thời xem đó là “phương hướng đúng đắn”.
Một số nhà quan sát cho rằng Trung Quốc đang đối mặt với xung đột từ nhiều hướng, do đó đoàn kết nội bộ vững chắc là biện pháp quan trọng nhất để áp đảo đối phương.
Bình luận (0)