xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhân tố bất ổn

Xuân Mai - Phạm Nghĩa

Mỹ hôm 22-2 thúc giục Úc và các quốc gia trong khu vực cần có hành động bảo đảm tự do hàng hải nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở biển Đông.

Nỗi lo “MH-17 ở biển Đông”

Trong chuyến tham dự các cuộc đàm phán cấp cao với giới lãnh đạo quân sự Úc tại TP Sydney, Phó Đô đốc Joseph Aucoin, chỉ huy Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, kêu gọi Úc và các quốc gia khác tuần tra “tự do hàng hải” trong vòng 12 hải lý quanh những đảo Trung Quốc xây trái phép ở biển Đông. “Mỹ vẫn đang thực hiện điều đã làm trong nhiều thập kỷ qua nhằm duy trì tự do hàng hải... Mỹ cũng nỗ lực bảo đảm rằng tất cả quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều có thể theo đuổi những lợi ích của họ dựa trên luật biển quốc tế...” - ông Aucoin nhấn mạnh.

Vị tư lệnh này còn khẳng định việc Trung Quốc triển khai hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 trên đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng đang bị Bắc Kinh chiếm giữ trái phép) sẽ không ngăn được những chuyến bay giám sát của Mỹ trong khu vực.

Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne không công khai bình luận về đề nghị trên của Mỹ nhưng cho biết Canberra ủng hộ quyền tự do hàng hải và hàng không của mỗi quốc gia theo luật pháp quốc tế. “Tàu và máy bay Úc đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện các quyền tự do hàng hải và hàng không theo luật pháp quốc tế, trong đó có biển Đông” - bà Payne tuyên bố.

 

Binh sĩ Mỹ và Úc tập trận chung tại lãnh thổ Bắc Úc hồi tháng 7-2015 Ảnh: Facebook
Binh sĩ Mỹ và Úc tập trận chung tại lãnh thổ Bắc Úc hồi tháng 7-2015 Ảnh: Facebook

 

Nỗi lo của giới phân tích Úc lúc này là tên lửa Trung Quốc có thể gây “thảm kịch MH-17” ở biển Đông. Nhắc lại vụ máy bay MH-17 của hãng Malaysia Airlines bị trúng tên lửa ở miền Đông Ukraine hồi tháng 7-2014 (khiến 39 người Úc thiệt mạng), Viện trưởng Viện Chính sách chiến lược Úc Peter Jennings cảnh báo sự hiện diện của HQ-9 có thể là mối đe dọa tương tự với máy bay thương mại cũng như máy bay của Không quân Hoàng gia Úc (RAAF).

Lời khuyên của chuyên gia này là các hãng hàng không cần đánh giá mối đe dọa của tên lửa Trung Quốc ở biển Đông và cân nhắc đổi hướng bay quanh các đảo mà Bắc Kinh chiếm giữ trái phép.

Châm ngòi chạy đua vũ trang

Các nhà ngoại giao và chuyên gia an ninh nhận định hành động triển khai máy bay chiến đấu, tên lửa đất đối không và mở rộng cơ sở hạ tầng trên quần đảo Hoàng Sa là tín hiệu cho thấy Trung Quốc muốn độc chiếm biển Đông bằng chiến lược quân sự dài hạn. Theo Reuters, Bắc Kinh có thể “nhân rộng” những hành động sai trái này trên các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa (của Việt Nam). Sau cùng, cả 2 quần đảo sẽ trở thành bãi đáp để máy bay chiến đấu Trung Quốc hoạt động và giám sát liên tục, thậm chí lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông.

Việc Trung Quốc ngày càng hung hăng trong các yêu sách lãnh thổ là một trong những yếu tố góp phần châm ngòi cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á - Thái Bình Dương. Theo báo cáo được Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố hôm 22-2, 6/10 nước nhập khẩu thiết bị quân sự nhiều nhất thế giới trong giai đoạn 2011-2015 đến từ khu vực này.

Đáng chú ý, Trung Quốc đứng vị trí thứ 3 trong tốp 10 này. Ông Zachary Abuza, giáo sư tại Trường ĐH Chiến tranh Quốc gia (Mỹ), cho rằng nhiều nước đang mua vũ khí để đối phó Trung Quốc. “Trung Quốc không chỉ đi đầu mà còn thúc đẩy xu hướng nhập khẩu quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương” - ông Abuza nhận định.

Cũng theo SIPRI, kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc tăng 139% và kim ngạch nhập khẩu giảm 25% trong giai đoạn nói trên. Đáng lo hơn, theo Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) ở Anh, chi tiêu quân sự của Bắc Kinh đang chiếm 41% châu Á, cao hơn nhiều so với Ấn Độ (13,5%) và Nhật Bản (11,5%). Chuyên gia Craig Caffrey của tạp chí IHS Jane’s nhận định không có dấu hiệu Bắc Kinh sẽ giảm ngân sách quốc phòng trong thời gian tới: Con số này dự kiến tăng từ 191 tỉ USD năm 2015 lên 225 tỉ USD năm 2020.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo