xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhật muốn Nga trở lại G8

LỤC SAN

Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich cho biết Moscow sẽ tập trung giảm chi tiêu ngân sách, trong đó có giảm chi cho quốc phòng

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - đang giữ cương vị chủ tịch nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7), gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Mỹ - vừa tuyên bố ông muốn đưa Tổng thống Nga Vladimir Putin quay lại bàn hội nghị để khôi phục khuôn khổ G8. Lý do là Nga đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng ở Trung Đông hiện nay.

Cần đối thoại thích hợp

Trong cuộc phỏng vấn được 2 tờ báo Nikkei (Nhật Bản) và Financial Times (Anh) đăng tải hôm 18-1, ông Abe bày tỏ mong muốn đến Moscow “vào thời điểm thích hợp” trong cương vị chủ tịch G7 (có thể trước khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Tokyo vào tháng 5 tới) hoặc mời tổng thống Nga đến Tokyo. “Chúng ta cần sự tham gia mang tính xây dựng của Nga. Là chủ tịch G7, tôi cần tìm những giải pháp để đem lại sự ổn định của khu vực và thế giới. Điều quan trọng là có cuộc đối thoại thích hợp với Nga và Tổng thống Vladimir Putin ” - Thủ tướng Abe cho biết.

Nga bị loại khỏi nhóm G8 sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea và bị cáo buộc hỗ trợ quân sự cho phe ly khai ở Đông Ukraine hồi đầu năm 2014. Dù Tokyo tham gia trừng phạt kinh tế Nga nhưng ông Abe vẫn khẳng định muốn hợp tác với ông Putin. Cách đây không lâu, nhà lãnh đạo Nhật từng kêu gọi cộng đồng quốc tế khích lệ Nga tham gia vào cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố, nỗ lực tìm giải pháp cho khủng hoảng Syria và mối quan hệ với Iran. Cùng lúc đó, ông Abe không quên thúc giục ông Putin giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa 2 nước liên quan đến vùng lãnh thổ phương Bắc (Nga gọi là quần đảo Kuril).

Phát biểu trên của ông Abe đưa ra giữa lúc Nga và Mỹ đang ủng hộ 2 phe đối đầu nhau trong cuộc nội chiến lâu năm ở Syria. Ngoài ra, khu vực này còn chìm trong hỗn loạn bởi cuộc xung đột ở Yemen, căng thẳng mới trỗi dậy giữa Ả Rập Saudi - Iran cũng như rất nhiều vấn đề khác. Moscow hiện xem Tehran và chế độ Tổng thống Syria Bashar al-Assad là 2 trong số những đồng minh quan trọng nhất ở khu vực.

 

Nga sẵn sàng giảm chi phí quân sự để đối phó với tình cảnh kinh tế khó khănẢnh: BASTION-KARPENKO.RU
Nga sẵn sàng giảm chi phí quân sự để đối phó với tình cảnh kinh tế khó khănẢnh: BASTION-KARPENKO.RU

 

Ông Putin “dịu giọng”

Ông Putin cũng tỏ ra nhẹ nhàng hơn đối với phương Tây trong những ngày qua, nhất là khi giá dầu giảm sâu, cộng với các biện pháp trừng phạt của phương Tây, khiến kinh tế Nga tiếp tục “chới với”. Trả lời phỏng vấn tạp chí Đức Bild gần đây, ông chủ Điện Kremlin không hề che giấu mong muốn Nga được tham dự cuộc họp của G7 cũng như bày tỏ hy vọng Nga và NATO sẽ hợp tác nhiều hơn. “Ông ấy đang hy vọng xây dựng lại quan hệ với châu Âu và cả Nhật bởi không muốn quá phụ thuộc vào Trung Quốc” - ông Ian Bremmer, Chủ tịch Công ty Tư vấn Eurasia Group, nói với đài CNBC.

Ông Putin từng thừa nhận giá dầu giảm thấp sẽ dẫn đến “những tổn thất nguy hiểm về doanh thu” vì kinh tế Nga phụ thuộc vào xuất khẩu dầu khí. Dù vậy, vẫn còn quá sớm để biết liệu Moscow có chịu nhượng bộ Mỹ và Liên minh châu Âu để giảm bớt sức ép cho nền kinh tế hay không. Ông Robert Legvold, giáo sư khoa học chính trị tại Trường ĐH Columbia (Mỹ), cho rằng thay vì chấp thuận những đòi hỏi của phương Tây trong các vấn đề như Ukraine, Syria..., ông Putin vẫn đang lựa chọn biện pháp cắt giảm mạnh chi tiêu nội địa để đối phó tình trạng giá dầu lao dốc.

Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich hôm 18-1 cho biết Moscow hiện không có kế hoạch tăng sản lượng dầu khai thác trong năm 2016. Thay vào đó, Nga sẽ tập trung giảm chi tiêu ngân sách, trong đó có giảm chi cho quốc phòng. Ngoài ra, nguồn tin báo RBC cho biết để cân bằng ngân sách trong tình hình giá dầu xuống thấp, Bộ Tài chính Nga có thể lại đề nghị thay đổi phương thức tính thuế đối với việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có dầu mỏ.

 

Chuyến thăm bất thường

Ngày 19-1, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên đường thăm 3 nước Trung Đông trong vòng 5 ngày. Hãng tin Reuters gọi đây là chuyến thăm bất thường với 2 điểm đến là Ả Rập Saudi và Iran - 2 cường quốc khu vực đang gầm gừ nhau kể từ khi Riyadh xử tử giáo sĩ Hồi giáo Shi’ite Nimr al-Nimr hôm 2-1, gây ra làn sóng phẫn nộ trong những người Hồi giáo theo dòng này.

Khi được hỏi về vấn đề này, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Minh ngày 18-1 tuyên bố Bắc Kinh không đứng về bên nào. “Trung Quốc luôn giữ lập trường cân bằng. Chúng tôi kiên quyết ủng hộ các quốc gia trong khu vực (Trung Đông) tìm ra con đường phát triển phù hợp với điều kiện của mình” - ông Trương nhấn mạnh. Chuyến thăm Trung Đông đầu tiên của ông Tập trên cương vị chủ tịch Trung Quốc cũng được giữ bí mật ở mức độ hiếm thấy bởi thời gian dừng chân ở từng quốc gia không được tiết lộ.

Trung Quốc là khách hàng dầu mỏ hàng đầu của Iran, quốc gia bắt đầu quá trình thoát khỏi cô lập kinh tế sau khi được các cường quốc gỡ bỏ lệnh trừng phạt hôm 16-1. Ông Trương không đề cập tới “tương lai” của mối quan hệ song phương nhưng nói rằng năng lượng là “một phần quan trọng” của sự hợp tác. Giới phân tích cho rằng tham vọng của Bắc Kinh rõ ràng lớn hơn nhiều. Hãng Thông tấn Tân Hoa Xã ngày 17-1 cho biết Iran sẽ là một phần chủ chốt trong kế hoạch “Con đường tơ lụa” mới - mà Bắc Kinh gọi là “Một vành đai, một con đường” - nhằm phát triển thương mại và giao thông xuyên suốt châu Á và xa hơn.

Dù Iran và Ả Rập Saudi chiếm gần 1/4 lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc song nước này lâu nay “bỏ lơ” Trung Đông. Gần đây, Trung Quốc dường như thay đổi thái độ, đặc biệt là vừa tiếp cả ngoại trưởng lẫn phe đối lập của Syria. Một trong các nguyên nhân có thể vì Trung Quốc muốn ngăn chặn làn sóng khủng bố thâm nhập sâu hơn vào khu tự trị Tân Cương.

Thu Hằng

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo