xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều lo âu chực chờ

ĐỖ QUYÊN

Năm 2016 đã dạy cho cả thế giới một bài học thấm thía rằng không nên quá tin vào những dự đoán chính trị

Liên tiếp những cái chết của nhiều ngôi sao được yêu mến khắp thế giới trong những ngày gần đây khiến nhiều người có thêm lý do để mong mỏi năm 2016 đầy biến động sớm trôi qua.

Những “quả bom” sắp nổ

Với nước Mỹ, năm 2016 chứng kiến quá nhiều bước ngoặt chính trị gây sốc và những chia rẽ ngày càng nguy hiểm khắp nơi. Theo một khảo sát vừa công bố trong tuần rồi do hãng thông tấn AP kết hợp với Times Square Alliance, trang web chính thức của TP New York, chỉ có 18% người dân Mỹ thấy “dễ thở” hơn vào năm vừa qua.

Kết quả cuộc khảo sát của các chuyên gia chính sách đối ngoại ở Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ đã vẽ ra một viễn cảnh chưa mấy sáng sủa hơn trong năm 2017. Trong số những kịch bản được nói đến, nổi bật là cuộc đối đầu quân sự vô tình hoặc cố ý giữa Nga và một nước thành viên NATO nào đó, xuất phát từ những động thái của Moscow ở Đông Âu. Triều Tiên cũng có thể trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng bởi những lý do như thử hạt nhân, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, sự khiêu khích quân sự hoặc rạn nứt trong nội bộ chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Đây là 2 trong số những sự kiện được đánh giá sẽ tác động lớn tới nước Mỹ nếu xảy ra. Trong danh sách này còn có những nguy cơ đe dọa nước Mỹ, như một vụ tấn công khủng bố gây thương vong lớn hoặc một “vụ tấn công mạng làm gián đoạn nghiêm trọng hạ tầng quan trọng”. Tất nhiên, nguy cơ xảy ra những kịch bản nói trên có cao hay không còn tùy thuộc vào hành động của tỉ phú Donald Trump - một nhân vật đang cho thấy sự khó lường - sau khi vào Nhà Trắng. Nhà báo Paul Szoldra của trang Business Insider dự đoán Triều Tiên sẽ chào đón ngày nhậm chức của vị tổng thống Mỹ thứ 45 (20-1-2017) bằng cuộc thử hạt nhân đầu tiên trong năm mới.

Một chủ đề lấn át nhiều cuộc thảo luận của giới chuyên gia là thái độ mở lòng của ông Trump với Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong khi lại rất cứng rắn với Trung Quốc. Theo Business Insider, hãy đợi xem ông Trump phản ứng ra sao nếu ông chủ Điện Kremlin tiếp tục hành động quyết đoán với các nước Baltic. Trong khi đó, trang Christian Science Monitor dẫn lời ông David Shambaugh - chuyên giảng dạy về chính trị Trung Quốc tại Trường ĐH George Washington (Mỹ) - khẳng định chính quyền sắp tới của Mỹ “sẽ cực kỳ đối đầu với Bắc Kinh”. Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo khó tránh khỏi cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

Người dân rảo bước trước bảng trang trí đón chào năm 2017 ở Quảng trường Oktyabrskaya, Belarus hôm 21-12 -2016Ảnh: REUTERS
Người dân rảo bước trước bảng trang trí đón chào năm 2017 ở Quảng trường Oktyabrskaya, Belarus hôm 21-12 -2016Ảnh: REUTERS

Ác mộng Brexit nối dài

Quan hệ với Iran cũng hứa hẹn là một chủ đề nóng, không chỉ vì ông Trump từng cam kết “xé bỏ” thỏa thuận hạt nhân lịch sử mà còn bởi cuộc bầu cử tổng thống ở quốc gia Hồi giáo này vào tháng 5-2017. Nói chung, chính quyền dưới thời ông Trump có nguy cơ dẫn tới “những cuộc đối đầu thường xuyên” - nhà báo chuyên về các vấn đề đối ngoại của đài CBS News Margaret Brennan nhận định.

“Tâm trạng” thế giới năm 2017 sẽ chịu nhiều tác động của những gì xảy ra ở châu Âu. Sau sự trỗi dậy của làn sóng dân túy trong vòng 12 tháng qua, nhất là sự kiện cử tri Anh “nói không” với Liên minh châu Âu, châu lục này đang nín thở chờ đợi diễn biến nhiều sự kiện chính trị trong năm nay. Đáng chú ý, chính phủ Anh có kế hoạch kích hoạt điều 50 của Hiệp ước Lisbon để bắt đầu tiến trình Brexit - dự kiến kéo dài 2 năm - vào cuối tháng 3.

Cũng trong tháng 3, các cuộc bầu cử sẽ được tổ chức ở Hà Lan, nơi ứng viên cực hữu Geert Wilders đang thắng thế trong cuộc đua vào ghế thủ tướng dù chính trị gia chống Hồi giáo này mới bị kết tội kích động phân biệt chủng tộc vào đầu tháng 12-2016. Ứng cử viên dân túy tương tự ở Pháp, bà Marine Le Pen, cũng là đối thủ đáng gờm trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp vào tháng 4.

Ngược lại, Thủ tướng Đức Angela Merkel, từng được coi là đối trọng mang đến sự cân bằng cho chính trường lục địa già, đang chịu sức ép đáng kể trước cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào tháng 10, đặc biệt là từ sự trỗi dậy của đảng đối lập dân túy cánh hữu “Sự lựa chọn khác cho nước Đức” chủ trương chống nhập cư.

Ngay cả khi bà Merkel được dự báo thắng tiếp nhiệm kỳ thứ tư và bà Le Pen khó đánh bại ứng viên trung hữu François Fillon, năm 2016 đã dạy cho cả thế giới một bài học thấm thía rằng không nên quá tin vào những dự đoán chính trị bởi bất kỳ điều gì cũng có thể xảy ra.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo