Thiên thạch hình dáng khẩu trang có ký hiệu là 52768 (1998 OR2) và được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1998.
Vào ngày 29-4 tới, nó sẽ bay ngang Trái đất ở khoảng cách 6,3 triệu km với vận tốc 32.000 km/giờ.
"Nếu quỹ đạo bay của thiên thach quá sát Trái đất, nó sẽ đủ mạnh để gây ra các hiệu ứng toàn cầu" - theo nhận định của NASA vào năm 1998.
Thiên thạch hình khẩu trang 52768 (1998 OR2). Ảnh: NSF
"Các đặc điểm địa hình quy mô nhỏ như đồi và rặng núi ở một đầu của thiên thạch 1998 OR2 rất hấp dẫn về mặt khoa học. Hiện nay, tất cả chúng ta đều đang nghĩ về dịch Covid-19, vì thế những địa hình này dễ khiến chúng ta liên tưởng đến hình dáng chiếc khẩu trang" - nhà nghiên cứu Anne Virkki tại Đài thiên văn Arecibo, cho biết.
Theo dự kiến của Trung tâm nghiên cứu vật thể gần trái đất của NASA, dự kiến thiên thạch này sẽ lại gần Trái đất nhất vào lúc 5 giờ sáng ( giờ địa phương) ngày 29-4.
Đài thiên văn Arecibo là một cơ sở của Quỹ Khoa học Quốc gia được Trường ĐH Florida quản lý. Đài quan sát này được Chương trình Quan sát Vật thể gần Trái đất của NASA hỗ trợ và đã theo dõi các thiên thạch từ giữa thập niên 1990.
Thiên thach này có ký hiệu là 2009 XO hoặc 438908. Ảnh: CCO/urikyo33/ Asteroid
Trong đại dịch, các nhà khoa học tại Arecibo vẫn tiếp tục quan sát để giúp Trái đất phòng thủ từ xa.
Nhà nghiên cứu Flaviane Venditti tại đài thiên văn cho biết: "Các phép đo radar cho phép chúng ta biết chính xác hơn về thiên thạch sẽ ở đâu trong tương lai. Dự kiến, đến năm 2079, thiên thạch 1998 OR2 sẽ lại đi qua Trái đất gần hơn 3,5 lần so với năm 2020".
Trong khi đó vào nửa đêm 7-5, một thiên thạch khác dài 500 m cũng bay sợt ngang Trái đất, theo tiết lộ trên trang web của Trung tâm nghiên cứu vật thể gần trái đất của NASA.
Thiên thạch này thuộc "lớp Apollo" được cho là những "kẻ xâm nhập nguy hiểm nhất" khi chúng giao cắt với quỹ đạo hành tinh của chúng ta, khiến hệ thống theo dõi của NASA phải giám sát chặt chẽ các chuyển động của chúng.
Thiên thach này có ký hiệu là 2009 XO hoặc 438908 và theo ước tính của NASA, nó có đường kính không quá 210 m.
Thiên thạch sẽ di chuyển với tốc độ 12,7 km/giây.
Bình luận (0)