Năm 1976, một phi công Nga đánh cắp chiếc máy bay Antonov-2 bay thẳng vào tòa nhà ở TP Novosibirsk, nơi vợ cũ của ông này cư ngụ. Vụ tự sát khiến 12 người thiệt mạng bao gồm cả phi công.
Đến năm 1979, sau khi bị sa thải, một thợ máy 23 tuổi đã “chôm” máy bay vận tải HS-748 tại sân bay Bogotá ở Colombia, rồi lao vào khu dân cư tự sát.
15 năm sau đó (năm 1994), một kỹ sư không lực Nga cũng chọn cách tự sát bằng máy bay. Máy bay rơi do cạn sạch nhiên liệu. Cùng năm này, chiếc ATR-42 của hãng hàng không quốc gia Royal Air Maroc (RAM) rơi tại vùng núi Atlas ngay sau khi cất cánh từ Agadir (Maroc). Cơ trưởng đã ngắt kết nối với thiết bị lái tự động và dùng tay lái máy bay lao đầu xuống đất, làm 44 người thiệt mạng.
Năm 1997, chiếc Boeing mang số hiệu 185 của hãng Skilk Air bay từ Jakarta (Indonesia) đến Singapore, gặp nạn tại miền Nam Sumatra (Indonesia). Sự việc khiến cả thảy 104 hành khách cùng phi hành đoàn thiệt mạng. Cơ quan an toàn vận tải Mỹ (NTSB) cũng tham gia điều tra do Mỹ là nước sản xuất máy bay Boeing. Dữ liệu hộp đen cơ quan này kết luận cơ trưởng đã cố tình để chiếc máy bay rơi.
Bia tưởng niệm nạn nhân chuyến bay số hiệu 990 của hãng Egypt Air Ảnh: AP
Năm 1999, các điều tra viên Mỹ nghi ngờ nguyên nhân tai nạn của chuyến bay mang số hiệu 990 của hãng Egypt Air, khởi hành từ sân bay Los Angeles (Mỹ) đến thủ đô Cairo (Ai Cập) là phi công tự tử. Toàn bộ 217 người trên máy bay thiệt mạng trong tai nạn này.
Đến tháng 11-2013, chuyến bay số hiệu 470 của hãng LAM Mozambique Airlines rơi tại Namibia, khiến 33 người chết. Điều tra viên sử dụng ngôn từ thận trọng như “có thể” hoặc “tình nghi” vì chứng minh ý định tự tử sau tai nạn rất khó khăn. Phi công không để lại bằng chứng về ý định tự sát, như thư tuyệt mệnh, cũng như không thảo luận kế hoạch với người khác.
Bình luận (0)