xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nội chiến yakuza sắp bùng nổ? : Khởi điểm của suy tàn

NGUYỄN CAO

Có thể không xảy ra nội chiến lớn nhưng cái cảnh Yamaguchi-gumi “tan đàn xẻ nghé” báo hiệu Yakuza đang mất dần ánh hào quang

Trong một cuộc họp báo mới đây tại CLB Thông tín viên nước ngoài ở Tokyo - Nhật Bản, ông Hideaki Kubori, một luật gia có 45 năm kinh nghiệm trong việc đấu tranh chống tội phạm, tin rằng ảnh hưởng từ sự kiện Yamaguchi-gumi chia ra làm 2 phe đối địch đối với các tổ chức Yakuza khác là không hề nhỏ.

Trung thành hay nổi loạn?

Băng nhóm Kobe Yamaguchi-gumi tuyên bố ly khai vì bất phục cánh già không thức thời lại tham lam. Sự kiện này khiến 21 tổ chức Yakuza khác rúng động. Vấn đề của các thủ lĩnh trẻ là trung thành với cánh già hay nối gót “kẻ nổi loạn” Kunio Inoue, “bố già” băng nhóm mới Kobe Yamaguchi-gumi. Nguồn tin Tổng cục Cảnh sát Nhật (NPA) cho biết trong nội bộ một số tổ chức Yakuza đã có dấu hiệu tách nhóm, chẳng hạn Inagawa-kai, băng nhóm Yakuza đứng hàng thứ ba ở Nhật.

 

Cảnh sát Kobe đột kích trụ sở băng nhóm Yamaken-gumi của “bố già” ly khai Kunio Inoue ngày 9-9-2015 Ảnh: Kyodo
Cảnh sát Kobe đột kích trụ sở băng nhóm Yamaken-gumi của “bố già” ly khai Kunio Inoue ngày 9-9-2015 Ảnh: Kyodo

 

Riêng Sumiyoshi-kai, tổ chức Yakuza lớn hàng thứ hai, đã có một số thủ lĩnh cấp dưới bày tỏ tình đoàn kết với băng nhóm Kobe Yamaguchi-gumi. NPA tin rằng sớm muộn gì băng Kohei-ikka, một nhánh của Sumiyoshi-kai, sẽ ly khai để gia nhập Kobe Yamaguchi-gumi. Theo luật gia Hideaki Kubori, điều này cho thấy cả hệ thống Yakuza đang suy yếu theo chiều hướng “không thể đảo ngược”.

Sách Trắng của NPA công bố hồi tháng 7 vừa qua đã củng cố luận điểm của luật gia Kubori. Cụ thể, số liệu thống kê cho thấy đến cuối năm 2014, số thành viên Yakuza ở Nhật chỉ còn khoảng 53.500. Trước đó, năm 2013, Yakuza có 58.600 người và năm 2012 là 63.200 người. 18 năm trước nữa, lượng thành viên Yakuza luôn ổn định ở mức 80.000. Thời hoàng kim của Yakuza là năm 1963 với số lượng thành viên lên đến 184.100 người.

Chống quyết liệt bằng luật

Nguyên nhân sa sút, theo Sách Trắng của NPA, là chính phủ Nhật đã ban hành nhiều bộ luật và sắc luật hữu hiệu chống các hoạt động phi pháp của Yakuza. Năm 1992, Bộ Luật Chống tội phạm có tổ chức đầu tiên được ban hành nhưng phải đợi đến 5 năm sau mới phát huy tác dụng.

Lúc bấy giờ, trong ngành chứng khoán có lệ các công ty chứng khoán chung chi cho các tổ chức Yakuza địa phương để được yên ổn làm ăn. Cơ quan Công tố Tokyo đã ra lệnh bắt giữ nguyên ban giám đốc một công ty chứng khoán.

Năm 2009, chính quyền cấp tỉnh đồng loạt ban hành sắc lệnh chống tội phạm có tổ chức, bắt đầu từ tỉnh Fukuoka với việc cấm mọi giao dịch kinh tế liên quan đến Yakuza. Ví dụ, khi vay nợ, mướn nhà hay mở tài khoản ngân hàng, bạn phải chứng minh rằng không có bất cứ quan hệ nào với Yakuza. Nếu xác minh thấy có quan hệ với Yakuza, cảnh sát có quyền bắt giữ bạn vì tình nghi gian lận. Điều này khiến cuộc sống những thành viên hoặc cộng tác viên Yakuza trở nên khó khăn vô cùng. Nó cũng khiến thanh niên “trẻ trâu” không còn ham vào Yakuza.

Ngoài việc tăng cường luật pháp, cảnh sát được lệnh tấn công tội phạm không khoan nhượng. Theo TV Asahi, nhằm ngăn chặn một cuộc nội chiến đẫm máu giữa băng nhóm trung thành với “bố già” Tsukusa và nhóm ly khai, cảnh sát tỉnh Hyogo đã đột kích vào tổng hành dinh Yamaguchi-gumi ở thành phố cảng Kobe và trụ sở băng nhóm Takumi-gumi ở Osaka của tổ chức Kobe Yamaguchi-gumi, tịch thu tài liệu liên quan đến các hoạt động ngầm của tổ chức, nhất là về kinh tế. Đồng thời, họ cũng bắt giữ Osamu Teraoka - 66 tuổi, thủ lĩnh băng nhóm Kyoyu-kai, nhân vật thứ 3 của băng nhóm Kobe Yamaguchi-gumi - về tội dùng giấy tờ người khác đăng ký lấy biển số xe hồi tháng 9-2012.

Tính chung, trong 2 tháng 9 và 10 vừa qua, cảnh sát đã khám xét 76 trụ sở, văn phòng của 2 tổ chức đối địch Yamaguchi-gumi và Kobe Yamaguchi-gumi, bắt giữ 96 tên. Các hoạt động này khiến các tổ chức Yakuza khác co vòi.

Hết linh

Nhật báo Japan Times dẫn lời một chức sắc cấp thấp giấu tên của Inagawa-kai, tổ chức Yakuza lớn thứ hai ở Nhật: “Chúng tôi không muốn cài huy hiệu của tổ chức khi đi ra đường nữa. Trước kia, nó làm người khác kính nể. Tôi cũng ngưng sử dụng danh thiếp của tổ chức vì nó không còn làm đối tác e dè khi chúng tôi yêu cầu họ làm việc này việc nọ”. Tại Nhật, Yakuza được phép mở trụ sở và văn phòng, sử dụng huy hiệu và danh thiếp khi giao dịch kinh tế.

Satoru Takegaki, từng là một nhân vật có số má trong băng nhóm Yamaguchi-gumi nay đã “nghỉ hưu”, thừa nhận tổ chức rất khó tuyển mộ lính mới vì thanh niên bây giờ không còn ham thích vào tổ chức nữa dù vẫn còn “thần thánh” hình xăm và những “đặc sản” làm nên thanh danh Yakuza. Theo kẻ giang hồ cũ này, xã hội bây giờ đã có một cái nhìn khác về Yakuza. Nó không còn được coi là “một con quỷ cần thiết” mà trở thành con quỷ thuần túy.

Takegaki hiện đứng đầu Gojin-kai, một tổ chức phi lợi nhuận, chuyên giúp đỡ cựu binh Yakuza làm lại cuộc sống mới. Luật chống tội phạm có tổ chức khiến cuộc sống kinh tế của các thành viên cấp thấp Yakuza lâm vào cảnh bế tắc. Muốn hoàn lương nhưng phần lớn do ít học và bản tính vô kỷ luật, họ gặp rất nhiều khó khăn. Takegaki giúp họ tìm việc trong ngành công nghiệp tái chế hàng điện tử hỏng hóc và lạc hậu. Theo Takegaki, công việc này không dễ dàng và cần được chính quyền hỗ trợ về mặt chính sách.

 

 

Cấm du khách xăm mình tắm nhà tắm công cộng

Nhà tắm công cộng trong khách sạn và nhà nghỉ ở Nhật là nơi thu hút đông người. Một cuộc khảo sát mới đây của Tổng cục Du lịch Nhật (JTA) cho hay đa số những nơi này hiện cấm du khách nước ngoài xăm trổ hình xăm tắm trong nhà tắm công cộng của họ.

Lệnh cấm người có hình xăm vào tắm các nhà tắm công cộng trong khách sạn và nhà nghỉ ở Nhật đã được áp dụng từ lâu với khách nội địa. Lý do: Các hình xăm trông phản cảm và khiến người ta liên tưởng đến các băng nhóm xã hội đen. Lệnh cấm này đã được 56% khách sạn và nhà nghỉ áp dụng luôn cho du khách nước ngoài, chỉ 31% cho phép du khách sử dụng nhà tắm công cộng của họ.

Trong giới công sở, năm 2012, chính quyền Osaka đã đi tiên phong trong việc không bố trí viên chức nhà nước có hình xăm trên người làm việc nơi tiếp xúc với dân. Năm ngoái, một nữ nhân viên trường học 23 tuổi thậm chí đã bị trừ lương và không được tiếp xúc với phụ huynh học sinh vì có một hình xăm nhỏ trên người.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo