xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗi đau thực sự

NGÔ SINH

Ở Ukraine, nếu nhà tài phiệt nào đó mất công việc làm ăn và thế lực chính trị, họ sẽ bị thay thế bởi những nhà tài phiệt khác

Các nhà tài phiệt đã “chiếm đoạt” Ukraine và điều đó được đánh giá là nỗi đau của đất nước này. Đó cũng là lý do vì sao công cuộc phi tài phiệt hóa không mang lại tiến bộ thực sự mà chỉ khiến một thế hệ tài phiệt mới nổi lên - theo nhận định của website Vox Ukraine.

“Chiếm đoạt” đất nước

Từ lâu, ai cũng biết các nhà tài phiệt đang thực sự nắm giữ quyền lực ở Ukraine. Như ở một số quốc gia thuộc Liên Xô trước đây, từ cuối thập niên 1990, người ta đã sử dụng cụm từ “chiếm đoạt đất nước” của ông Joel Hellman, nhà kinh tế thuộc Ngân hàng Thế giới. Dù các nhà lãnh đạo Ukraine hiện nay đã thông báo chính sách phi tài phiệt hóa, nhiều cử tri cũng như chuyên gia vẫn nhận định các nhà tài phiệt “chiếm đoạt” đất nước này.

Tổng thống Petro Poroshenko xuất thân là một doanh nhân hàng đầu của Ukraine. Trái với lời hứa hẹn trong lúc tranh cử, ông đã không bán đi doanh nghiệp chính của mình. Trong khi đó, nhà tài phiệt Igor Kolomoyskyi, vị tỉ phú từng gần gũi ông Poroshenko, đã cho thấy ngay cả khi “chia tay” tổng thống, ông ta vẫn còn có thể bòn rút tiền của nhà nước. Thậm chí, các nhà tài phiệt có mối liên hệ thân cận với cựu tổng thống Viktor Yanukovich, như Rinat Akhmetov, vẫn còn đó.

Nhà tài phiệt Rinat Akhmetov có tài sản ước tính 3,4 tỉ USD (tính đến tháng 1-2017) Ảnh: AP
Nhà tài phiệt Rinat Akhmetov có tài sản ước tính 3,4 tỉ USD (tính đến tháng 1-2017) Ảnh: AP

Về mặt kinh tế, vấn đề chính đối với giới tài phiệt là doanh nghiệp của họ không phải dựa vào sự cạnh tranh trên các thị trường tự do mà là những giao dịch mờ ám được nhà nước ủng hộ. Báo The Economist ước tính trong năm 2016, tổng số 85% tài sản của các tỉ phú Ukraine có được từ các khu vực kinh tế bị hành vi lũng đoạn thống trị. Với mức độ này, Ukraine được xếp thứ ba trên toàn cầu.

Vấn đề chính trị liên quan đến các nhà tài phiệt là họ phụ thuộc cao độ vào sự hỗ trợ của nhà nước về pháp lý dành cho công cuộc làm ăn của mình. Từ đó, họ buộc phải sử dụng mọi phương tiện, chủ yếu là hối lộ, để duy trì sự ảnh hưởng trên chính trường.

Quyền lợi cá nhân trên hết

Nhiều người cho rằng tài phiệt hóa là một hiện tượng xấu đối với Ukraine nhưng không phải lúc nào người ta cũng hiểu rõ ai được nhận biết là tài phiệt. Qua các cuộc tranh luận chính trị, có vẻ như người ta rút ra được định nghĩa điển hình rằng các tài phiệt là những người giàu có tham gia chính trường mà người dân không thích họ.

Trên thực tế, nhà tài phiệt là doanh nhân sử dụng những mối liên hệ chính trị để thúc đẩy các lợi ích kinh doanh. Điều này khác biệt với những chính khách tham lam sử dụng chức vụ để kiểm soát các doanh nghiệp nhằm làm giàu cho bản thân hoặc gia đình và bạn bè. Khi Yanukovich mất chức, ông ta ngay lập tức mất luôn quyền lực và nhiều tài sản. Điều tương tự cũng xảy ra với các thành viên gia đình Yanukovich và bạn bè ông. Ngược lại, Akhmetov vẫn tiếp tục có ảnh hưởng vì ông ta là một nhà tài phiệt đích thực, quyền thế phụ thuộc vào việc làm ăn chứ không phải vào chức vụ.

Sự đánh giá như trên dẫn đến kết luận rằng để loại bỏ các nhà tài phiệt, phải cách ly họ khỏi công việc kinh doanh. Tuy nhiên, sự việc chẳng hề đơn giản như vậy. Trước hết, vấn đề là ở chỗ các nhà tài phiệt kiểm soát nhiều xí nghiệp liên quan về hệ thống - theo cách nói thời khủng hoảng tài chính toàn cầu ngày nay. Khi giành quyền kiểm soát PrivatBank từ tay Kolomoyskyi, nhà nước Ukraine đã phải chấp nhận các cuộc khủng hoảng tài chính liên quan bởi họ quan tâm đến khách hàng bình thường của ngân hàng hơn là bản thân nhà tài phiệt.

Khi nhà nước muốn giành quyền kiểm soát các công ty năng lượng từ giới tài phiệt, những tỉ phú này có thể sử dụng các đồng minh trung thành trong việc quản lý công ty và sự hiểu biết nội bộ để chống lại, đe dọa sẽ phá hỏng cơ sở hạ tầng thiết yếu. Cuối cùng, điều tệ hại đối với các nhà tài phiệt chưa hẳn là tốt đẹp cho đất nước.

Thực tế ở Ukraine cho thấy nếu nhà tài phiệt nào đó mất công việc làm ăn và thế lực chính trị, họ sẽ bị thay thế bởi nhà tài phiệt khác. Không chỉ trong kinh doanh mà cả về mặt nhà nước, nhiều người tìm kiếm cơ hội để làm giàu cho cá nhân chứ không phải cho đất nước.

Những năm qua, mô hình kinh tế tài phiệt không thể đưa ra sự thay thế khả thi cho thị trường đang vận hành hiệu quả bởi nó không tạo ra các nguồn tăng trưởng ổn định. Ngược lại, các nhà tài phiệt - đã nắm giữ hoàn toàn các nhánh kinh tế - chủ yếu quan tâm đến việc tăng tối đa lợi nhuận của họ, ít quan tâm đến sự phát triển và hiện đại hóa doanh nghiệp.

Sự hiện diện các nhóm tài phiệt vẫn là cản ngại quan trọng trong quá trình hiện đại hóa nhà nước Ukraine. Các cuộc cải cách rời rạc đã không làm giảm ảnh hưởng của họ bao nhiêu. Điều này có nghĩa là trong tương lai gần, các nhà tài phiệt sẽ tiếp tục hành động như những người nắm giữ phần góp vốn quan trọng trên chính trường Ukraine. Chỉ những cuộc cải cách kiên định, trong đó có cuộc chiến chống tham nhũng, mới có thể làm suy yếu vị thế của giới tài phiệt.

Khó tiệt trừ ảnh hưởng

Ukraine đã không kìm hãm được sự thăng tiến về chính trị của các nhà tài phiệt. Nhiều người trong số này đã có thái ấp riêng ở các khu vực khác nhau, thuê mướn đại diện chính trị và có cổ phần trong những cơ quan truyền thông đại chúng. Theo báo Novoye Vremya, nhà tài phiệt Dmytro Firtash có đại diện chính trị ở 4 đảng phái khác nhau, trong khi ông Igor Kolomoyskyi có người ủy nhiệm ở 5 đảng phái. Điều này tạo ra nhiều phức tạp tại Quốc hội Ukraine.

Theo ông Timothy Ash, giáo sư nghiên cứu châu Âu tại Trường ĐH Oxford (Anh), hệ thống chính trị Ukraine vẫn còn bị thống trị bởi 10-15 gia đình tài phiệt. Thế nhưng, ảnh hưởng của họ khó bị tiệt trừ vì họ còn kiểm soát các “đỉnh cao chiến lược của nền kinh tế” cũng như nắm giữ số lượng lớn công ăn việc làm và nhiều mặt hàng xuất khẩu của Ukraine. Nhiều nhà tài phiệt ở Ukraine tích lũy của cải bằng cách chiếm đoạt (hoặc lấy trộm) các ngân quỹ nhà nước và họ đã tái đầu tư một phần tài sản để định hướng hệ thống chính trị có lợi cho mình.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 17-4

Kỳ tới: Quốc hội: Câu lạc bộ tài phiệt?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo