xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗi sợ hai chiều ở Đức

Huệ Bình - Mỹ Nhung

Đức vừa trải qua 7 ngày đẫm máu. Mới nhất, một người đàn ông tự nổ tung mình bên ngoài một lễ hội âm nhạc ở TP Ansbach, bang Bavaria đêm 24-7 (giờ địa phương), làm bị thương 12 người, trong đó có 3 người nguy kịch.

Bàn tay của IS

Nghi phạm được xác định là một người tị nạn Syria 27 tuổi. Giới chức Đức hôm 25-7 công bố tình tiết gây lo ngại: Trong điện thoại di động của nghi phạm có một đoạn video “thề trung thành” với Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh tối cao của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và “tuyên bố trả thù người dân Đức vì đã chắn đường của Hồi giáo”.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ bang Bavaria, ông Joachim Herrmann, cho hay: “Với đoạn video trên, không còn gì nghi ngờ rằng đây là một vụ khủng bố mang tính chất Hồi giáo cực đoan”. Như để thêm sức nặng cho tuyên bố của ông, theo Reuters, hãng Amaq có liên hệ với IS đưa tin tổ chức này đã nhận trách nhiệm vụ tấn công.

Trong khi đó, các nguồn tin an ninh Mỹ nhận định vụ đánh bom không được chuẩn bị kỹ - dù bên trong quả bom có nhồi nhiều mảnh kim loại để tăng độ sát thương - và mục tiêu lúc này là điều tra xem kẻ đánh bom làm gì trước khi rời Syria. Theo ông Herrmann, nghi phạm từng phải điều trị sau 2 lần cố tự sát. Hắn tới Đức 2 năm trước nhưng bị từ chối tị nạn vào năm ngoái. Vì Syria đang có chiến tranh nên hắn không bị trả về nước và đã sống ở Ansbach được 1 năm.

Dù vậy, sau nhiều lần gặp rắc rối với cảnh sát địa phương vì sử dụng ma túy và các cáo buộc khác, nghi phạm đang có nguy cơ bị trục xuất đến Bulgaria. “Thật khủng khiếp khi một người đến nước chúng ta tìm chỗ ẩn náu lại gây ra một tội ác ghê gớm như vậy” - ông Herrmann nói trong cuộc họp báo ngày 25-7.

Cảnh sát xem xét hiện trường vụ nổ nhà hàng ở TP Ansbach vào ngày 25-7.Ảnh: REUTERS
Cảnh sát xem xét hiện trường vụ nổ nhà hàng ở TP Ansbach vào ngày 25-7.Ảnh: REUTERS

Vụ tấn công nói trên cùng với 3 vụ khác trong một tuần qua đã giết chết 10 người (không kể 3 nghi phạm thiệt mạng) và 34 người bị thương. Trong ngày 24-7 còn xảy ra vụ một người tị nạn Syria 21 tuổi dùng dao chém chết 1 phụ nữ mang thai và làm 2 người bị thương tại TP Reutlingen thuộc bang Baden-Wurttemberg. Trước đó, hôm 22-10, một thiếu niên người Đức gốc Iran bắn chết 9 người rồi tự sát ở TP Munich. Hôm 18-7, một thiếu niên Afghanistan 17 tuổi dùng rìu chém bị thương 5 người trên xe lửa ở TP Wuerzburg, bang Bavaria trước khi bị cảnh sát bắn chết. Nhà chức trách sau đó cũng tiết lộ thiếu niên này ủng hộ IS.

Gánh nặng cho bà Merkel

Dù cảnh sát khẳng định vụ chém người hôm 24-7 và xả súng ở Munich không có dấu hiệu liên quan đến IS nhưng các vụ tấn công liên tiếp của “sói đơn độc” khiến cả dân tị nạn lẫn người bản địa ở Đức e dè nhau. Cô Hanan Alderzy, người rời Syria tới TP Weimar - Đức 3 tháng trước, chia sẻ với tờ The New York Times (Mỹ) rằng đó chỉ là hành động của những kẻ “làm rầu nồi canh”, không đại diện cho tất cả người tị nạn nhưng nhiều người Đức đang nghĩ rằng nước này đã sai lầm nghiêm trọng khi mở rộng cửa đón người nhập cư - nỗi lo sợ nhen nhóm từ hàng trăm vụ quấy rối tình dục liên quan đến người nhập cư Bắc Phi ở TP Cologne trong đêm giao thừa đón năm 2016. Năm ngoái, Đức nhận hơn 1 triệu người tị nạn và chỉ bác bỏ 23 trên tổng số 162.510 đơn xin tị nạn của người Syria.

Chánh Văn phòng Thủ tướng Đức Peter Altmaier khẳng định không có bằng chứng cho thấy người tị nạn có nguy cơ gây bạo lực cao hơn. Nhận định này không cản được những chỉ trích dành cho chính sách nhập cư của Thủ tướng Angela Merkel. Ông Herrmann nói nước Đức cần xem lại luật tị nạn cũng như tình hình an ninh trên cả nước. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên bang Đức, ông Thomas de Maiziere, nhấn mạnh sẽ không có bất cứ thay đổi nào về quy định tị nạn và nhập cư cho đến khi việc điều tra các vụ tấn công gần đây kết thúc.

Theo ông Cem Ozdemir, Chủ tịch liên minh của Đảng 90 và Đảng Xanh, Đức đang đứng ở ngã ba đường. Nước này có thể thiết lập “nhà nước cảnh sát” để kiểm soát người nhập cư hoặc trao đổi thông tin tình báo nhiều hơn với các quốc gia châu Âu khác nhằm xác định phần tử bạo lực, cực đoan từ trước. “Không nước nào có thể xử lý chuyện này một mình. Chúng ta cần cả châu Âu vào cuộc” - ông Ozdemir nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo