xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗi uất ức chôn sâu của phụ nữ

Phương Võ

Cuối tuần rồi, nhà văn người Canada Kelly Oxford lên mạng xã hội Twitter chia sẻ câu chuyện mình bị tấn công tình dục lần đầu tiên - bị một người đàn ông sờ soạng trên xe buýt khi mới 12 tuổi.

Không dừng lại ở đó, người phụ nữ 39 tuổi này còn kêu gọi phụ nữ chia sẻ những vụ việc tương tự trong động thái phản ứng lại lời biện hộ của tỉ phú Donald Trump, theo đó những lời lẽ làm nhục phụ nữ chỉ là câu chuyện trong phòng thay đồ.

Những gì ông Trump nói là lời nhắc nhở về hành vi nói xấu phụ nữ và xem họ như những đối tượng thỏa mãn dục vọng của không ít nam giới.

Cô Oxford có lẽ không ngờ rằng lời kêu gọi của mình đã được hàng ngàn phụ nữ hưởng ứng và con số này không ngừng gia tăng. Họ chia sẻ về những câu chuyện mình bị lạm dụng ở mọi nơi - trên xe buýt hoặc tàu điện ngầm, ngoài đường phố, trong buổi hòa nhạc… - khi còn nhỏ hoặc đã trưởng thành.

Những người bị tố cáo có hành vi như thế cũng đa dạng không kém, từ người nhà, bạn bè cho đến giáo viên, bác sĩ, huấn luyện viên…

Theo đài phát thanh NPR (Mỹ), các nạn nhân chia sẻ về cảm giác tội lỗi, sự giận dữ và xấu hổ. Có những người cho biết họ chỉ nhận được ánh mắt hoài nghi sau khi kể lại chuyện bị tấn công tình dục với người thân.


Nhà văn Kelly Oxford Ảnh: AP

Nhà văn Kelly Oxford Ảnh: AP

Không dễ để kiểm chứng toàn bộ những gì được chia sẻ, nhất là khi nhiều người không muốn để lộ danh tính thật trên mạng hoặc chỉ hé lộ 2 chi tiết cơ bản là họ bị tấn công như thế nào và ở đâu. Hầu hết câu chuyện nhận được sự chia sẻ và ủng hộ nhưng cũng có một số cư dân mạng chất vấn về tính xác thực của chúng. Có người thắc mắc tại sao những phụ nữ trên không công khai mọi chuyện sớm hơn?

Theo đài CNN, có nhiều lý do khiến nạn nhân bị tấn công tình dục giữ im lặng. Trước hết, đó là nỗi lo sợ bị trả đũa nếu vụ việc được công khai. Nếu chuyện xảy ra ở nơi làm việc, nạn nhân có nguy cơ bị mất việc, giáng chức hoặc mất cơ hội thăng tiến.

Nếu kẻ “làm bậy” là người quen, nạn nhân có nguy cơ bị cô lập trong nhóm bạn bè của mình. Ngoài ra, nếu thủ phạm là người nổi tiếng hoặc có quyền lực, nạn nhân có thể đối mặt sự hoài nghi hoặc chỉ trích rằng chính họ phải chịu trách nhiệm cho những gì xảy ra…

Chưa hết, pháp luật không phải lúc nào cũng đứng về phía nạn nhân. Các công tố viên thường không truy tố những vụ tấn công tình dục nếu không có bằng chứng hoặc nhân chứng cụ thể.

Vì những lý do trên, cô Rebecca Arington, sống tại TP New York - Mỹ, phải đắn đo rất nhiều trước khi kể về 3 lần bị tấn công tình dục khi còn trẻ, trong đó nghiêm trọng nhất là lần bị cưỡng hiếp năm 19 tuổi. Trước đó, cô chỉ chia sẻ những câu chuyện đau lòng này với chồng và vài người bạn thân.

NPR cho rằng những gì diễn ra nói trên không chỉ nhằm phản ứng lại ông Trump mà còn hướng đến sự im lặng đang bị xem là đồng lõa với tội ác trong trường hợp này. Thực tế là tình trạng bạo lực tình dục nhằm vào phụ nữ hầu như không được đề cập công khai hoặc thậm chí còn bị phớt lờ.

Theo cô Oxford, giờ là lúc những nạn nhân của tấn công tình dục trút bỏ gánh nặng khỏi người. “Bất kỳ tội lỗi nào về những câu chuyện này thuộc về kẻ tấn công, không phải nạn nhân” - cô nhấn mạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo