xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nước Anh sau bạo loạn: Nỗi lòng cảnh sát

THẢO HƯƠNG

Chưa bao giờ cảnh sát Anh cảm thấy bức xúc như lúc này. Không chỉ bị người dân đả kích, ngân sách bị cắt giảm, Thủ tướng Cameron còn thuê “siêu cớm” Mỹ về dạy họ cách dẹp loạn

Dưới đầu đề “Sư tử và những con khỉ đeo quân hàm”, nhật báo Anh The Daily Telegraph đưa ra những lời giải cho câu hỏi tại sao cảnh sát không thể kiểm soát cuộc bạo loạn kinh hoàng xảy ra trong 5 ngày kể từ 6-8 tại 4 thành phố London, Manchester, Birmingham và Liverpool?

Ám ảnh phân biệt chủng tộc

Người dân ở Tottenham, khu dân cư nghèo có  nhiều người da màu, tỉ lệ thất nghiệp cao ở phía Bắc London, thường hay than phiền: “Cảnh sát không bao giờ nói chuyện với chúng tôi. Họ làm như chúng tôi không phải là con người”.  Một người khác bức xúc: “Họ coi người da đen chẳng ra gì”. Một người về hưu sống ở đây trên 30 năm kết luận: “Với thái độ ngạo mạn như vậy, chẳng trách mọi người quay lưng với họ”.
img
“Siêu cớm” Bill Bratton không được đồng nghiệp Anh tâm phục. Ảnh: G.I

Những ngày bạo loạn ở Tottenham, phần lớn cảnh sát chỉ đứng ngó, bị “đứng hình” vì sợ mang tiếng phân biệt chủng tộc. Họ bị ám ảnh bởi báo cáo Macpherson năm 1999 điều tra về chuyện một thanh niên da đen bị cảnh sát bắn chết năm 1993. Báo cáo kết luận rằng cảnh sát Anh là một “thể chế kỳ thị sắc tộc”. Nói chung cảnh sát rất nhạy cảm với vấn đề sắc tộc.

Nguyên nhân thứ hai, có quá ít cảnh sát là người tại chỗ, nhất là ở Tottenham. Chính quyền thường bố trí cảnh sát ở các vùng lân cận. Một người tại chỗ làm việc hiệu quả hơn “một lữ đoàn cảnh sát lưu động” lâu lâu mới đi “thăm bẫy” vì họ biết rõ ai là du đãng, ai là công dân tốt. Việc cắt giảm lực lượng cảnh sát cũng góp phần vào bạo loạn.

Nhưng biên chế cảnh sát mới là vấn đề mấu chốt. Phần lớn các sĩ quan thăng quan tiến chức nhờ tài hùng biện về những vấn đề liên quan đến sắc tộc. Những cảnh sát viên bị thương trong cuộc bạo loạn  cho thấy cũng có những người can đảm chiến đấu như sư tử. Vấn đề là “những con sư tử đó nằm dưới quyền chỉ huy của những con khỉ đeo quân hàm”, tờ The Daily Telegraph kết luận.

Không dung thứ

Thủ tướng David Cameron đã không úp mở khi nói đến “không dung thứ” như là một biện pháp cần thiết để đối phó với các băng nhóm tội phạm đường phố mà ông cho là “đầu têu” gây ra những vụ bạo loạn kinh hoàng cách đây hai tuần.

 Ông Cameron cũng quyết định thuê cha đẻ của biện pháp “không dung thứ” là Bill Bratton, cựu giám đốc các sở cảnh sát New York, Boston và Los Angeles, để giúp Scotland Yard triệt phá các băng nhóm tội phạm đường phố.

Giải thích quyết định táo bạo và gây tranh cãi của mình, ông Cameron cho biết: “Chúng ta chưa nói nhiều bằng ngôn ngữ “không dung thứ”. Nhưng thông điệp này đang được triển khai”.

Bill Bratton là ai? Nhân vật được báo chí Anh gọi là “siêu cớm” Mỹ từng chinh chiến ở các “chiến trường” New York, Boston và Los Angeles vốn nổi tiếng với những băng nhóm tội phạm gây bạo loạn đẫm máu hồi đầu thập niên 1990. Bratton còn có chủ thuyết gọi là “thuyết kính cửa sổ bể”, theo đó một tội nhỏ - như đập bể cửa kính – mà không trị từ đầu sau này sẽ khó trị. Ông cũng chủ trương thành lập lực lượng cảnh sát đa sắc tộc tuyển người tại chỗ, chống tham nhũng nội bộ và áp dụng triệt để biện pháp “không dung thứ” đối với những hành vi chống đối xã hội. Kết quả, Bratton đã kéo giảm đáng kể  tỉ lệ tội phạm ở ba thành phố vừa kể.
img
Bạo loạn ở Tottenham đêm 6-8 được xem là dữ dội nhất. Ảnh: Getty Images

Từng được nữ hoàng Anh tặng thưởng huân chương năm 2009, tháng 7 vừa qua, ông Cameron định bổ nhiệm ông Bratton làm giám đốc Scotland Yard (tức Sở Cảnh sát London) nhưng vấp phải phản đối của Bộ Nội vụ nên thôi. Lý lẽ của Bộ Nội vụ là ông Bratton không có quốc tịch và không am hiểu luật pháp Anh. Tuy nhiên, ông Bratton vẫn được thủ tướng Anh mời làm cố vấn cho Chính phủ Anh và ông đã nhận lời ngày 12-8 vừa qua. Tháng 9 tới, ông sẽ tới London gặp ông Cameron để bàn công việc.

Xát muối vào vết thương

Quyết định của thủ tướng Anh đã gây ra một làn  sóng phản đối mạnh mẽ trong giới quan chức cảnh sát Anh. Bà Ann Barnes, Giám đốc cảnh sát hạt Kent, Đông Nam nước Anh, phát biểu trên đài BBC: “Ông Bratton là một cựu sĩ quan cảnh sát rất thành công ở Mỹ nhưng chúng tôi có cách làm khác Mỹ. Cách làm, chúng tôi thiên về sự đồng thuận chứ không phải cưỡng chế”.

Sir Huge Orde, nguyên chủ tịch Hiệp hội Cảnh sát trưởng Anh, chia sẻ: “Tôi không nghĩ là học hỏi được gì về cách kiểm soát  các băng nhóm tội phạm ở một nơi có đến 400 băng nhóm như ở Mỹ. Một số lượng lớn như thế chứng tỏ rằng ông cảnh sát trưởng ở đó hoạt động không có hiệu quả cao”.

Brian Paddick, cựu phó giám đốc Scotland Yard, phân tích trên đài truyền hình Mỹ CNN: “Tôi nghĩ rằng mời Bratton đến Anh để trao đổi kinh nghiệm là một việc làm vô hại  nhưng bơm nó lên thành một sự kiện to tát như sắp trở thành cánh tay mặt của ông Cameron là một vấn đề khác”.

Theo Paddick, quyết định mời Bratton của ông Cameron là điều dễ hiểu bởi bề dày thành tích của ông ấy ở Mỹ. Tuy nhiên, lợi bất cập hại. Từng bị dân chúng và các chính khách chỉ trích nặng nề trong thời gian đầu đối phó một cách lúng túng những vụ hôi của, phóng hỏa tài sản của dân, mời Bratton đến dạy cách trị bạo loạn chẳng khác nào “xát muối vào vết thương lòng” của Scotland Yard – ông Paddick nhấn mạnh.

Kỳ tới: Vì đâu nên nỗi?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo