xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ông Duterte khó xoay trục

HOÀNG PHƯƠNG

Cuộc chiến ở Marawi cho thấy vai trò lớn của Washington trong cấu trúc quốc phòng của Manila

Quân đội Philippines hôm 17-6 tiếp tục không kích và bắn đạn pháo vào những tay súng phiến quân vẫn đang kiểm soát một số khu vực của TP Marawi.

Thách thức lớn nhất

Cùng ngày, kênh truyền hình ANC dẫn lời giới chức quân sự cho biết thêm 400 binh sĩ được triển khai đến Marawi giữa lúc con số thương vong sau gần 1 tháng giao tranh tăng lên 329 người, theo số liệu của chính phủ. Trước đó 1 ngày, theo kênh Al Jazeera, chính phủ Philippines cho biết đã kiểm soát được 90% thành phố.

Tình hình chiến sự tại Marawi - bắt đầu từ ngày 23-5 khi hàng trăm tay súng tràn vào thành phố và mang theo cờ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng - không chỉ là thách thức lớn nhất về an ninh mà Tổng thống Rodrigo Duterte đối mặt từ đầu nhiệm kỳ đến giờ mà còn đặt ra không ít câu hỏi về chiến lược xoay trục từ Mỹ sang Trung Quốc của ông.


Ông Duterte khó xoay trục - Ảnh 1.

Lễ trao vũ khí của quân đội Mỹ cho quân đội Philippines hôm 5-6 Ảnh: AP

Ông Duterte đã thiết quân luật tại đảo Mindanao nhưng mục tiêu giải phóng Marawi trong ngày Độc lập 12-6 đã thất bại. Đây có lẽ là một phần lý do quân đội Philippines buộc phải nhờ đến sự giúp đỡ của lực lượng Mỹ ngay cả khi ông Duterte hồi tháng 10-2016 thông báo "chia tay" đồng minh lâu năm này. Trước đó 1 tháng, nhà lãnh đạo Philippines còn tuyên bố đặc nhiệm Mỹ đóng tại Mindanao phải rời đi và Manila sẽ xem xét lại chính sách cho phép Washington tham gia chống khủng bố ở khu vực có đông người Hồi giáo này.

Dù vậy, sau 3 tuần xung đột ở Marawi, chính phủ Philippines thừa nhận chính đặc nhiệm Mỹ đang giúp đỡ binh sĩ nước này giải thoát con tin bị phiến quân cầm giữ. Dù không trực tiếp tham chiến, quân đội Mỹ hôm 5-6 cũng cung cấp hàng trăm khẩu súng mới để lực lượng vũ trang Philippines đối phó phiến quân ở Marawi. Nhà phân tích quân sự Jose Antonio Custodio nói với trang Inquirer.net rằng rõ ràng mối quan hệ Philippines - Mỹ vẫn còn mạnh mẽ bất chấp lập trường thân Trung Quốc của ông Duterte.

Sẽ có điều chỉnh?

Từ khi lên nắm quyền vào tháng 6 năm ngoái, Tổng thống Duterte nỗ lực cải thiện quan hệ với Trung Quốc bằng cách gác tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông và giảm bớt sự phụ thuộc chiến lược vào Mỹ. Việc khước từ giúp đỡ quân sự từ Washington, như giảm bớt số lượng và quy mô các cuộc tập trận và tuần tra chung, được xem là một phần trong chính sách đối ngoại "độc lập" của ông Duterte. Ngoài ra, ông Duterte không ít lần dọa giảm mua vũ khí từ Mỹ để chuyển sang Nga và Trung Quốc.

Thế nhưng, ông Jay Batongbacal, Giám đốc Viện Các vấn đề hàng hải và luật biển tại Manila, nhận định hiện vẫn không có nỗ lực thực sự nào nhằm thay đổi căn bản quan hệ của Manila với Washington.

Cũng theo ông Batongbacal, cuộc xung đột ở Marawi phần nào cho thấy ông Duterte không am hiểu nhiều về cách hoạt động thực sự của các lực lượng vũ trang, nhất là bản chất mối quan hệ giữa lực lượng quân sự Philippines và Mỹ. Sự hợp tác kéo dài nhiều thập kỷ đồng nghĩa 2 lực lượng này hiểu nhau quá rõ nên phối hợp trong bất kỳ chiến dịch quân sự nào cũng dễ dàng hơn. "Hầu hết sĩ quan quân sự của chúng tôi đều sang Mỹ học… Đó là lý do họ có quan hệ, tôi không thể phủ nhận điều đó" - ông Duterte phát biểu cách đây vài ngày khi giải thích vì sao quân đội nước này đề nghị Mỹ giúp ở Marawi mà ông không hay biết gì.

Hiện chưa rõ có phải quân đội Philippines vượt quyền để cậy nhờ Mỹ như lời ông Duterte hay không nhưng cuộc chiến ở Marawi cho thấy vai trò lớn của Washington trong cấu trúc quốc phòng của Manila và chuyện Philippines xoay trục sang Trung Quốc mới dừng lại ở lời nói.

"Vai trò chủ động của Mỹ ở Marawi làm giảm bớt kỳ vọng Trung Quốc có thể giúp Philippines như một người bạn tri kỷ mới" - ông Batongbacal nhận định với tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng. Một số học giả, trong đó có ông Batongbacal, thậm chí nhấn mạnh chiến lược xoay trục của Tổng thống Duterte sẽ không bao giờ thực sự diễn ra.

Thay vào đó, ông Richard Javad Heydarian, chuyên gia về khoa học chính trị tại Trường ĐH De La Salle (Philippines), chỉ ra rằng những thách thức chính trị trong nước có thể buộc Tổng thống Duterte điều chỉnh lại cái gọi là chính sách đối ngoại độc lập để quay về với các đồng minh truyền thống ở phương Tây.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo