xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ông Duterte “nợ” lời giải thích

Hoàng Phương

Mỹ khẳng định vẫn là đồng minh mạnh mẽ và tuân thủ những cam kết, nghĩa vụ với Philippines

Người phát ngôn Tổng thống Philippines, ông Ernesto Abella, hôm 24-10 cho biết vấn đề biển Đông không có trong chương trình nghị sự chính thức của Tổng thống Rodrigo Duterte khi ông thăm Nhật Bản tuần này.

Trung Quốc “không chiếm đất”

Theo ông Abella, chuyến thăm kéo dài từ ngày 25 đến 27-10 của ông Duterte sẽ tập trung vào các vấn đề hợp tác kinh tế, an ninh và quốc phòng song phương. Biển Đông chỉ là chuyện bên lề nếu được đề cập đến. Dù vậy, nước chủ nhà Nhật Bản chắc chắn muốn tìm hiểu xem chuyến thăm Trung Quốc của ông Duterte vào tuần rồi tác động ra sao đến tình hình biển Đông và mối quan hệ đồng minh lâu năm Philippines - Mỹ.

Ông Atsushi Ueno, quan chức Đại sứ quán Nhật Bản tại Manila, nói Thủ tướng Shinzo Abe muốn nghe nhà lãnh đạo Philippines giải thích về chính sách đối ngoại độc lập hơn với Mỹ mà ông đang theo đuổi cũng như những bước đi nhằm cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Tờ Yomiuri cho biết nỗi lo của Tokyo lúc này là họ có thể phải xem xét lại chiến lược chung với Washington trong việc ủng hộ Manila đối đầu Bắc Kinh tại biển Đông. Nhật Bản không chỉ là đồng minh của Mỹ mà còn là đối tác thương mại, đầu tư và nguồn viện trợ phát triển hàng đầu của Philippines.

Trong lúc này, người dân Philippines chắc hẳn cũng thấy khó hiểu trước những phát biểu bị đánh giá là “có thể gây tổn hại nghiêm trọng” đến đất nước. Tại Bắc Kinh hôm 19-10, ông Duterte bất ngờ “tán dương” Trung Quốc “chưa bao giờ xâm chiếm một tấc đất nào của Philippines” trong nhiều thế hệ qua. Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio lập tức chỉ ra phát biểu này không chính xác bởi thực tế là Trung Quốc đã chiếm bãi cạn Scarborough, được pháp luật nói rõ là thuộc chủ quyền Philippines.


Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (trái) và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong lần gặp ở thủ đô Vientiane - Lào hồi tháng 9-2016. Ảnh: Rappler

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (trái) và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong lần gặp ở thủ đô Vientiane - Lào hồi tháng 9-2016. Ảnh: Rappler

Ngoài ra, theo thẩm phán Carpio, ông Duterte còn có một phát ngôn “không chính xác” khác về phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đưa ra hồi tháng 7 liên quan vụ kiện biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc. Phán quyết này kết luận Trung Quốc không có quyền lịch sử đối với các vùng biển ở biển Đông. Thế nhưng, không hiểu tại sao nhà lãnh đạo này lại buột miệng nói điều ngược lại, tức Bắc Kinh có quyền lịch sử ở biển Đông.

Ông Carpio thúc giục chính quyền ông Duterte sửa sai tức thì những phát biểu trên bởi theo luật quốc tế, tuyên bố đơn phương của nguyên thủ quốc gia mang tính ràng buộc với quốc gia đó và có thể được đưa ra để chống lại nước đó khi có vụ kiện giữa hai nước với nhau.

Gây thất vọng

Bất chấp một số thỏa thuận hợp tác kinh tế trị giá nhiều tỉ USD được ký kết tại Bắc Kinh, chuyến thăm Trung Quốc của ông Duterte vẫn gây thất vọng vì dường như không nhận được sự nhượng bộ cụ thể nào từ nước chủ nhà đối với vấn đề biển Đông. Viết trên tờ The Straits Times hôm 24-10, giáo sư Richard Javad Heydarian, Trường ĐH De La Salle (Philippines), nhận định không có gì bảo đảm thái độ vồn vã của ông Duterte tại Trung Quốc sẽ đem lại mối quan hệ đối tác chiến lược lâu dài nào hoặc sự thỏa hiệp thật sự nào tại vùng biển tranh chấp ở biển Đông. Thay vào đó, kết quả chuyến thăm chỉ khiến người ta thêm bối rối về hướng đi sắp tới của chính sách đối ngoại của Philippines, trong lúc Trung Quốc như “được khích lệ” để lấn tới ở biển Đông.

Phát biểu sau cuộc gặp Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay ở Manila hôm 24-10, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel nhận định những phát biểu mới nhất của ông Duterte về chính sách đối ngoại đang khiến Mỹ và một số nước khác lo ngại. Tuy nhiên, ông Russel nhấn mạnh quan hệ gần gũi giữa Manila và Washington đang mang lại sự ổn định cho khu vực. Nhà ngoại giao này cũng khẳng định Mỹ vẫn là đồng minh mạnh mẽ và tuân thủ những cam kết, nghĩa vụ với Philippines.

“Chúng tôi không muốn các nước phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc. Chúng tôi muốn các nước có sự lựa chọn, quyền tự chủ để tự đưa ra quyết định sao cho phù hợp với các giá trị dân chủ của mình và luật pháp quốc tế” - ông Russel nhấn mạnh, đồng thời cho biết Washington ủng hộ Manila và Bắc Kinh đối thoại, thương thảo trực tiếp. Trong khi đó, ông Yasay nói đã giải thích những thắc mắc của ông Russel về các phát biểu của Tổng thống Duterte khi hai người gặp nhau.

Trong một diễn biến cho thấy Mỹ không để bụng những công kích của ông Duterte, nước này hôm 24-10 giao thêm một máy bay vận tải C130 cho Lực lượng Không quân Philippines (PAF). Đây là chiếc cuối cùng của lô 2 máy bay C130 được chính quyền cựu Tổng thống Philippines Benigno mua của Mỹ để cải thiện khả năng vận chuyển của quân đội Philippines. Đặc biệt, Manila đã được Washington “trợ giá”, chỉ phải trả 35 triệu USD (thay vì 55 triệu USD) cho 2 chiếc C130.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo