xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ông Lý Hiển Long: Tôi đồng ý bán nhà để giải quyết tranh chấp

Đỗ Quyên (Theo Straits Times)

(NLĐO)- Ngôi nhà ở đường Oxley vốn là nơi ông Lý Quang Diệu - nhà sáng lập Singapore - sống trong 70 năm và hiện là tâm điểm cuộc lục đục giữa Thủ tướng Lý Hiển Long và 2 người em.

Theo tờ Straits Times, ngôi nhà này đang thuộc về ông Lý Hiển Dương, em trai của ông Lý Hiển Long.

Theo di chúc để lại của ông Lý Quang Diệu sau khi ông qua đời hồi tháng 3-2015 ở tuổi 91, ngôi nhà nói trên được chia đều cho 3 anh em là Thủ tướng Lý Hiển Long và 2 người em là bà Lý Vỹ Linh và ông Lý Hiển Dương.

Ông Lý Hiển Long: Tôi đồng ý bán nhà để giải quyết tranh chấp - Ảnh 1.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. Ảnh: Today

Trong một tuyên bố từ các luật sư của Thủ tướng Lý Hiển Long được đưa ra đêm 15-6, một bản tóm tắt những điều ông đã nói với một ủy ban bộ trưởng được công bố, trong đó ông đề xuất chuyển giao ngôi nhà cho em gái là Lý Vỹ Linh, với một khoản tiền danh nghĩa 1 SGD.

Ông Lý Hiển Long nói thêm nếu ngôi nhà này về sau có được giao dịch hay chuyển nhượng cho chính phủ thì tất cả những gì thu được sẽ chuyển cho hoạt động từ thiện.

Vị thủ tướng cho biết đề xuất trên được đưa ra nhằm giải quyết êm thấm những hục hặc trong gia đình sau khi hai người em của ông tỏ ra không bằng lòng với việc ngôi nhà được chuyển cho ông.

Hai người em đã không thể đi tới nhất trí với thoả thuận cho tới cuối năm 2015, khi Thủ tướng Lý Hiển Long chuyển quyền sở hữu ngôi nhà cho ông Lý Hiển Dương với giá thị trường. Giá cụ thể không được tiết lộ.

Thêm vào đó, hai ông Lý Hiển Long và Lý Hiển Dương mỗi người đều tặng lại một nửa giá trị của ngôi nhà cho 8 tổ chức từ thiện theo di nguyện của người cha đã khuất.

Thủ tướng Lý Hiển Long nói hành động này nhằm ngăn chặn bất cứ cuộc tranh chấp tương lai nào đối với việc bồi thường hay xây dựng lại.

Tiết lộ về tuyên bố trên được đưa ra dường như để đáp lại những cáo buộc từ 2 người em của Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng ông và vợ của mình muốn sử dụng ngôi nhà của cha cho những mục đích chính trị riêng.


Ông Lý Hiển Long nghi ngờ về di chúc cuối cùng của cha

Trong bản tóm tắt nói trên, Thủ tướng Lý Hiển Long còn bày tỏ những nghi vấn nghiêm túc về cách người cha quá cố của ông đã làm bản di chúc số 7 và cũng là phiên bản cuối cùng. Ông Lý Hiển Long nghi vấn về việc liệu cha của ông có được tư vấn độc lập và thích hợp về những nội dung di chúc này trước khi đặt bút ký hay không.

Ông Lý Hiển Long cho hay cha ông đã viết 6 di chúc trước bản di chúc cuối cùng đề ngày 17-12-2013.Tất cả các bản di chúc, ngoại trừ bản cuối cùng, do Kwa Kim Li, một luật sư và là một người cháu của gia đình, chuẩn bị.

"Tôi chỉ biết về nội dung bản di chúc cuối cùng vào ngày 12-4-2015, khi nó được đọc trước cả gia đình"- ông Lý Hiển Long cho biết trong tóm tắt công bố hôm 15-6 "Chỉ khi đó, tôi mới có thể xem và so sánh các di nguyện và sự thay đổi giữa 6 bản di chúc trước đó và di chúc cuối cùng" - Thủ tướng Singapore nói thêm.

Theo lời ông, di nguyện phá bỏ căn nhà ban đầu được đưa vào di chúc đầu tiên vào ngày 20-8-2011, nhưng sau đó cha ông đã loại bỏ nó trong bản di chúc thứ 5 và 6. "Bằng cách nào đó, nó lại xuất hiện trong bản di chúc cuối cùng"- ông cho hay.

Ông Lý Hiển Long cho biết thêm vào ngày 16-12-2013, một ngày trước khi di chúc cuối cùng được ký, em trai ông là Lý Hiển Dương đã email cho cha, nói rằng ông không thể liên lạc được với Kwa Kim Li, người chuẩn bị các di chúc trước đó, và rằng không nên chờ đợi cho tới khi cô này quay về.

Lý Hiển Dương nói với cha rằng vợ ông, bà Lee Suet Fern, và các luật sư từ công ty luật của bà thay vào đó có thể sắp xếp để bản di chúc cuối cùng được ký.

Vào sáng 17-12-2013, ông Lý Hiển Dương cử hai luật sư tới căn nhà trên đường Oxley để lấy chữ ký của ông Lý Quang Diệu cho bản di chúc cuối cùng. Theo ông Lý Hiển Long, họ đến và đi rất nhanh và chỉ để lấy chữ ký mà không tư vấn gì cho cha ông. Ngoài ra, ông Long cũng cho rằng Lý Hiển Dương và vợ không thông báo cho ông hay chị gái Lý Vĩnh Trinh về chuyện liên lạc email với cha và việc lập và ký di chúc cuối cùng.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo