xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ông Putin và cuộc chiến “buộc Mỹ cúi đầu”

Hải Ngọc (Theo BBC)

(NLĐO) –16 năm trước, khi Vladimir Putin lên nắm quyền ở Nga, người ta thấy dường như ông đã sẵn sàng cho một mối quan hệ gần gũi hơn với phương Tây.

Tổng thống Mỹ khi đó, ông Bill Clinton, mô tả người đồng cấp Nga là “thông minh” và “đầy tiềm năng”.

Nhưng thời gian càng trôi đi, kỳ vọng càng bị thay thế dần bởi sự đối đầu. Danh sách bất đồng giữa Nga và phương Tây không ngừng dài thêm, từ các cuộc nội chiến ở Syria, Ukraine đến việc NATO mở rộng đến sát biên giới Nga… Mới nhất, tin tặc Nga bị nghi tấn công các hệ thống máy tính của Mỹ nhằm gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử tổng thống nước này vào tháng 11 tới.

Các nước phương Tây vỡ mộng với Nga, ngược lại ông chủ Điện Kremlin cũng không còn tin tưởng họ, theo đài BBC.


Tổng thống Putin đang đối đầu với phương Tây. Ảnh: AP

Tổng thống Putin đang đối đầu với phương Tây. Ảnh: AP

"Nhiều người cho rằng Mỹ hiện là siên cường duy nhất và nếu Nga không tuân theo sắp đặt của họ thì sẽ phải trả một cái giá rất đắt” – nhà báo kỳ cựu Vladimir Pozner nói với đài BBC.

Theo ông Pozner, sự mở rộng về phía Đông của NATO là nguy cơ thật sự trong mắt giới lãnh đạo Moscow. Và phản ứng của Nga được ông lý giải: “Các người ép chúng tôi, chúng tôi phải đẩy lại. Và chúng tôi sẽ làm mọi thứ để khiến các người nếm trải sự khó chịu mà các người gây ra cho chúng tôi. Đó là nguy cơ đối đầu thực sự, có thể dẫn đến đụng độ quân sự và chiến tranh”.

Trong tuần này, tờ báo Nga Moskovsky Komsomolets cho rằng nội chiến Syria có châm ngòi cho một cuộc đối đầu quân sự trực diện giữa Nga và Mỹ, kéo theo đó là thế chiến thứ ba.

“Quan hệ thời Chiến tranh lạnh tuy tệ hại nhưng ít ra các bên biết rõ luật chơi, biết đối phương muốn gì. Còn hiện nay, chúng ta không có luật nên mối quan hệ Nga – Mỹ trở nên nguy hiểm hơn cả thời Chiến tranh lạnh” – ông AndreyKortunov, người đứng đầu Hội đồng Đối ngoại Nga, nhận định.


Chiến dịch không kích của Nga đã làm xoay chuyển cục diện Syria. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Chiến dịch không kích của Nga đã làm xoay chuyển cục diện Syria. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Trong khi đó, nhà bình luận chính trị Leonid Radzikhovsky chỉ ra: “Đường lối đối ngoại của Nga không có gì khác ngoài buộc Mỹ phải tôn trọng. Và tôn trọng theo cách hiểu của Nga là: Người ta tôn trọng bạn vì người ta sợ bạn. Đối với Tổng thống Putin, chỉ có một cuộc chơi: Đầu tiên ông ấy khiêu khích người Mỹ, sau đó bắt họ phải cúi đầu và nói ‘Chúng tôi muốn làm bạn của các bạn’”.

Hôm 3-10, Tổng thống Putin đình chỉ hiệp ước loại bỏ plutoni cấp độ vũ khí với Washington, dấu hiệu cho thấy ông sẵn sàng dùng hạt nhân như một điều kiện trao đổi về Ukraine và Syria.

Song song đó, ông cũng trình một dự thảo nghị quyết lên quốc hội, liệt kê các điều kiện dành cho Washington để nối lại thỏa thuận giải trừ plutoni. Trong đó, Mỹ phải dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga liên quan đến tình hình Ukraine, bồi thường cho Moscow, giảm sự hiện diện quân sự tại các nước thành viên NATO ở Đông Âu về mức cách đây 16 năm.

Theo các nhà phân tích, phản ứng trên cũng là dấu hiệu cho thấy ông Putin muốn đảm bảo sự tôn trọng mà ông nghĩ nước Nga đáng được hưởng. Liệu tình thế có khác đi nếu nước Nga có 1 tổng thống khác?


Binh lính Mỹ tại Latvia. Nga rất không hài lòng trước sự hiện diện của NATO ở Đông Âu. Ảnh: EPA

Binh lính Mỹ tại Latvia. Nga rất không hài lòng trước sự hiện diện của NATO ở Đông Âu. Ảnh: EPA

“Dĩ nhiên quan điểm cá nhân sẽ có ảnh hưởng. Nhưng nên nhớ rằng giới tinh hoa chính trị ở Nga hiện tại hầu hết là nam giới tuổi trên 60. Họ rất giống nhau về môi trường sinh trưởng, tâm lý, giáo dục và thế giới quan. Do đó, thay người này bằng người khác cũng không đem lại sự khác biệt nào đáng kể” – nhà khoa học chính trị Ekaterina Schulmann bình luận.

Dù vậy, sẽ không có chuyện Nga gây chiến với Mỹ, theo ông Leonid Radzikhovsky.

“Putin là người kiêu ngạo. Ông ấy tin rằng mình giỏi gấp 10 lần bất cứ nhà lãnh đạo phương Tây nào. Nhưng ông ấy không phải kiểu người mở cửa sổ lầu 18, tuyên bố ‘Tôi bay được’ rồi nhảy ra ngoài. Ông ấy không có ý nghĩ thả bom nhiệt hạch xuống Washington. Tự cao là một chuyện, có khuynh hướng tự tử là chuyện khác. Putin không định tự sát” – ông Radzikhovsky nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo