xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

OPEC lo ngại về giá dầu

Hoàng Phương

Nga và Iran đồng ý hợp tác để điều chỉnh thị trường dầu mỏ nhằm bảo đảm lợi ích riêng

12 nước thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ có cuộc họp quan trọng nhất trong nhiều năm trở lại đây vào ngày 27-11 giữa lúc giá dầu thô sụt giảm gần 1/3 kể từ tháng 6 đến giờ. Tại thị trường New York - Mỹ, giá dầu thô hôm 26-11 tiếp tục giảm xuống mức 73,97 USD/thùng.

Cuộc họp ở thủ đô Vienna - Áo nói trên được theo dõi sát sao bởi những quyết định mà OPEC đưa ra sẽ tác động sâu rộng đến các nền kinh tế đang phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu, nhất là Nga và Iran.

Ông Jon Alterman, Giám đốc chương trình Trung Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Mỹ), nhận định với báo The Washington Post: “Tôi nghĩ họ (các nước OPEC) đang lo ngại về sự sụt giảm của giá dầu thô. Họ cũng lo ngại các đối thủ sẽ hưởng lợi từ việc giá dầu thô đang ở mức thấp”.

 

Lần đầu tiên kể từ năm 1983, sản lượng dầu của Mỹ vượt 9 triệu thùng/ngày trong tháng 11 năm nay Ảnh: BLOOMBERG

Lần đầu tiên kể từ năm 1983, sản lượng dầu của Mỹ vượt 9 triệu thùng/ngày trong tháng 11 năm nay

Ảnh: BLOOMBERG

 

OPEC, tổ chức kiểm soát 40% sản lượng dầu thô thế giới và 50% lượng dầu thô xuất khẩu toàn cầu, đang chịu nhiều sức ép về việc cắt giảm sản lượng khai thác. Tuy nhiên, giới phân tích không tin một OPEC đang chia rẽ có thể đạt được bất kỳ thỏa thuận nào tại cuộc họp, từ đó đe dọa giá dầu tiếp tục giảm.

Ngay cả khi có thỏa thuận thì theo báo The New York Times, OPEC nhiều khả năng chỉ đồng ý cắt giảm tối đa 1 triệu thùng/ngày, quá ít để có thể duy trì mức giá hiện tại chứ chưa nói đến kéo giá lên. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), OPEC sản xuất khoảng 30,5 triệu thùng/ngày trong quý III/2014, cao hơn từ 1,5-2 triệu thùng so với nhu cầu mua dầu của thế giới trong những tháng tới.

Có nhiều yếu tố khác nằm ngoài sự chi phối của OPEC đối với thị trường dầu thô hiện nay. Trước hết, sự trì trệ của nền kinh tế Nhật Bản và châu Âu khiến nhu cầu dầu thô bị cắt giảm. Trong khi đó, nguồn cung bên ngoài OPEC lại tăng, nhất là từ Mỹ, nước đang đẩy mạnh khai thác loại dầu đá phiến.

Giới phân tích chỉ ra rằng bằng cách duy trì sản lượng dầu thô ở mức cao và đẩy giá xuống thấp, Ả Rập Saudi muốn ngành công nghiệp dầu đá phiến ở Mỹ không mang lại lợi nhuận, từ đó làm giảm sự đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, công ty tư vấn IHS ước tính khoảng 80% hoạt động khoan dầu đá phiến ở Mỹ vẫn có tiềm năng thu về lợi ngay cả khi dầu chỉ có giá 70 USD/thùng.

Trong một bước đi khác thường, Venezuela đã thu xếp cuộc họp với Nga, một nước không phải thành viên OPEC, hôm 25-11 để bàn về chuyện giảm sản lượng. Tuy nhiên, theo Reuters, đại diện Venezuela, Nga cùng với Ả Rập Saudi và Mexico đã không tìm được tiếng nói chung về cách thức đối phó tình trạng giảm giá dầu.

Dù vậy, Moscow cũng có những bước đi của riêng mình, nhất là sau khi Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết nước này sẽ thiệt hại từ 90-100 tỉ USD/năm do giá dầu giảm. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Nga Rosneft hôm 25-11 cho biết đã giảm sản lượng dầu 25.000 thùng/ngày trong nỗ lực ổn định giá cả. Thế nhưng, mức cắt giảm này được cho là chỉ chiếm 1% sản lượng khai thác của Rosneft nên hầu như không có tác động đến giá dầu thô.

Ngoài ra, Nga và Iran sẽ hợp tác để điều chỉnh thị trường dầu mỏ nhằm bảo đảm lợi ích riêng, theo nội dung cuộc điện đàm giữa Tổng thống Iran Hassan Rouhani và người đồng cấp Nga Vladimir Putin hồi đầu tuần. Nội dung chi tiết thỏa thuận này không được công bố. Có thông tin Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar sẽ đề xuất cắt giảm sản lượng của OPEC 1 triệu thùng dầu/ngày tại hội nghị ở Vienna.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo