"Phần Lan và Thụy Điển đã hoàn tất cuộc đàm phán đầu tiên để gia nhập NATO hôm 4-7. Quá trình này diễn ra theo thỏa thuận tuần trước của các nhà lãnh đạo NATO tại Hội nghị thượng đỉnh Madrid từ ngày 25 đến 30-6. Cả hai nước chính thức xác nhận sẵn sàng gia nhập" - hãng tin TASS (Nga) ngày 5-7 dẫn thông cáo của NATO cho hay.
"Sau khi hoàn tất các cuộc đàm phán, các đồng minh sẽ ký Nghị định thư gia nhập cho Phần Lan và Thụy Điển tại Trụ sở NATO ở Brussels (Bỉ) vào 5-7-2022. Nghị định thư gia nhập sau đó sẽ được gửi tới tất cả các nước NATO để phê chuẩn theo thủ tục quốc gia mỗi nước thành viên" - thông cáo của NATO giải thích.
Các đồng minh sẽ ký Nghị định thư gia nhập cho Phần Lan và Thụy Điển tại Trụ sở NATO ở Brussels (Bỉ) vào 5-7-2022. Ảnh: TASS
Phần Lan và Thụy Điển ngày 18-5 nộp đơn xin gia nhập NATO. Đáng lẽ, họ sẽ nhận được lời mời tham gia hội nghị thượng đỉnh ở Madrid của khối. Tuy nhiên, quyền phủ quyết của Thổ Nhĩ Kỳ đã chặn tiến trình này bởi theo quy định, đơn đăng ký của quốc gia ứng viên gia nhập NATO phải được tất cả các thành viên chấp thuận và quốc hội của từng nước phê chuẩn.
Tới ngày 28-6, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto, Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã tổ chức các cuộc đàm phán tại Madrid về chủ đề này. Kết quả, Thổ Nhĩ Kỳ đã đổi ý hủy bỏ quyền phủ quyết và sau đó ba bên đã ký một bản ghi nhớ mở đường cho Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO.
Đổi lại, lệnh cấm bán vũ khí cho Ankara đã được dỡ bỏ và các bên cam kết chống khủng bố. Văn phòng của Tổng thống Erdogan nói với TASS rằng Thổ Nhĩ Kỳ coi văn kiện đã ký là kết quả mà Thụy Điển và Phần Lan đạt được sẽ cho phép họ gia nhập NATO.
Nga phản đối Đức, Nhật ngồi ghế uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an
Nga ủng hộ việc kết nạp Ấn Độ, Brazil làm ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhưng phản đối trao ghế này cho Nhật Bản và Đức, theo TASS.
"Chúng tôi kêu gọi mở rộng Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc dựa trên nguyên tắc đồng thuận. Quá trình này đòi hỏi tăng tỷ lệ tương xứng từ các quốc gia châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh. Mục đích để Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trở thành một tổ chức dân chủ hơn, phản ánh nguyện vọng của người dân toàn cầu" - Đại sứ Nga tại Trung Quốc Andrey Denisov phát biểu tại Diễn đàn Hòa bình Thế giới ở Bắc Kinh hôm 4-7.
Vị Đại sứ Nga tại Trung Quốc nói thêm: "Tôi muốn nói thẳng rằng Nga không sẵn sàng ủng hộ các quốc gia như Đức và Nhật Bản làm ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, chúng tôi không thấy bất cứ giá trị nào từ việc kết nạp họ".
Tuy nhiên, phát biểu tiếp theo ông Denisov nhấn mạnh: "Nga rất cởi mở với triển vọng gia nhập Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc của Ấn Độ và Brazil".
Bình luận (0)