“Ác cảm” với chính sách của chồng
“Tôi không muốn nông nghiệp bị đối xử như các sản phẩm công nghiệp” – bà chủ quán 51 tuổi nói trong một buổi chiều gần đây. Ngoài ra, bà còn "không ưa” việc theo đuổi Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) của ông Abe vì như vậy sẽ khiến nông dân phải cạnh tranh toàn cầu.
Những khi không mở quán, bà Abe thực hiện trọng trách là vợ của thủ tướng Ảnh: THE WALL STREET JOURNAL
Bà Abe trả lời báo The Wall Street Journal trong cuộc phỏng vấn đầu tiên với truyền thông nước ngoài
kể từ khi chồng bà lên nắm quyền gần một năm trước. Ảnh: THE WALL STREET JOURNAL
Những ý kiến chống lại vấn đề hạt nhân của người vợ đã khiến một nghị sĩ đối lập có cớ để phản pháo ông Abe rằng không tạo được sự đồng thuận ngay cả trong gia đình. Không chỉ mỗi bà Abe, các thành viên quốc hội còn bắt bẻ Thủ tướng đương nhiệm Abe bằng cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi, cố vấn của ông, khi gần đây cũng công kích vấn đề điện hạt nhân. “Tôi phải thừa nhận hai người đó đúng là những nhân vật cực kỳ quan trọng trong cuộc sống của tôi” - ông Abe mỉm cười và nói: “Nhưng chính phủ phải bảo đảm bảo một nguồn cung cấp năng lượng ổn định cho mọi người”.
Rồi khi chồng nhận lấy sự lạnh nhạt từ phía Hàn Quốc trong bối cảnh quan hệ hai nước đang căng thẳng, bà Abe lại đăng tải các bức ảnh mình trộn một nồi to tướng bibimbap, món cơm trộn nổi tiếng của Hàn Quốc, và đứng bên cạnh các quan chức Hàn Quốc nhân một lễ hội của nước này ở Tokyo hồi tháng 9-2013. Bà chịu hàng trăm lời chỉ trích rằng “gây tổn hại lợi ích quốc gia của Nhật Bản”. Tuy nhiên, tấm ảnh cũng nhận được hơn 2.000 lượt “like” và cả lời khen ngợi từ một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc.
Ông bà Abe cưới nhau năm 1987. Ảnh: THE JAPAN TIMES
Bà Abe trồng lúa trên cánh đồng ở thành phố Shimonoseki thuộc tỉnh Yamaguchi
Không ít lần bà Abe chia sẻ với những khoảnh khắc cá nhân trước bàn dân thiên hạ, chẳng hạn như trông còn ngái ngủ với đầu bù tóc rối vào sáng tinh mơ, hoặc tận hưởng vị ngon ngọt của kem cây trong bộ đồ ngủ trên tràng kỷ vào cuối ngày. Có thể nói, “bà ấy giống hệt thiết bị giảm xóc của ông Abe” - ông Ikuo Gonoi, chuyên gia khoa học chính trị thuộc trường ĐH Takachiho, phân tích sự ảnh hưởng của bà Akie.
Ông Gonoi nhận thấy Thủ tướng Abe phải đối mặt với áp lực từ phe bảo thủ để theo đuổi một chính sách đối ngoại cứng rắn hơn cũng như bị chỉ trích quá hiếu chiến từ những người theo đuổi chủ nghĩa tự do. Các tuyên bố công khai và thẳng thắn của bà Abe phản ánh phần nào sự tự do đó. Đây là trường hợp tương đối hiếm hoi trong gia đình các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản.
Nói như thế không có nghĩa bà Abe là “nội tướng” duy nhất của các đời thủ tướng Nhật gây nên sóng gió. Trước đây, bà Miyuki Hatoyama, vợ cựu Thủ tướng Yukio Hatoyama, thu hút sự chú ý khi tung một cuốn sách mô tả bà bị người ngoài hành tinh bắt cóc. Trong khi đó, Nobuko Kan, vợ của cựu Thủ tướng Naoto Kan, xuất bản cuốn sách có tựa “Thử hỏi Nhật Bản có gì thay đổi sau khi ông lên làm thủ tướng?”. Bà Nobuko Kan không ngần ngại vạch trần các tính xấu của chồng trong cuốn sách đó.
Mở quán rượu ngay sau khi chồng nhậm chức Bà Abe lớn lên ở Tokyo, con gái của một nhà sản xuất bánh kẹo và là nhân viên của một công ty quảng cáo trước khi kết hôn. Còn ông Abe sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống chính trị tại tỉnh Nagato. Họ cưới nhau năm 1987. Bà Akie Abe ngồi trong quán rượu của mình. Ảnh: THE WALL STREET JOURNAL Bà Abe mở quán rượu vào tháng 10-2012, vài tuần sau khi ông Abe thắng cử. Quán nhỏ, nằm khiêm tốn sau những con đường ở thủ đô Tokyo. Trong quán rượu, chỉ có tầm hai chục chỗ ngồi và một căn bếp hẹp với không gian “mở”, bà Abe phục vụ khách hàng với gạo “Akie” trồng trên thửa ruộng của riêng mình. Theo lời kể của bà, Thủ tướng chỉ đồng ý cho mở quán với 2 điều kiện: không uống rượu khi làm việc và đóng cửa nếu không thu được lợi nhuận sau 1 năm. |
Bình luận (0)