Các máy bay quân sự Mỹ đã tới sân bay bị bão tàn phá ở Tacloban và chuyển đồ cứu trợ của Chương trình Lương thực thế giới bằng trực thăng. Một bệnh viện dã chiến Pháp-Bỉ đã được dựng lên. Nhiều người đã rời khỏi thành phố Tacloban. Những người ở lại hết sức hoảng sợ không chỉ bởi lương thực đang cạn kiệt mà còn vì tình trạng không pháp luật. Ngày 13-11, nhiều người kể rằng có tiếng súng nổ trên đường phố và một thiếu niên bị đâm vào bụng.
Hàng trăm người dân kiẹt sức tụ tập tại sân bay chờ mong hàng cứu trợ. Ảnh: AP
Thi thể người chết vẫn còn hiện diện trên đường phố ở Tacloban. Ảnh: AP
Ông Almendras tin rằng chính quyền Manila “đang làm rất tốt” việc xử lý khủng hoảng, nhất là khi cơn bão xảy ra chỉ vài tuần sau một trận động đất lớn xảy ra cũng chính tại khu vực này. “Đây là chiến dịch hậu cần lớn nhất trong lịch sử Philippines, chúng tôi chưa từng chứng kiến điều gì tương tự trước đó” - ông Almendras nói.
Những người ở lại hết sức hoảng sợ không chỉ bởi lương thực đang cạn kiệt mà còn vì tình trạng không pháp luật.
Các quan chức theo dõi tình trạng thảm họa tại Philippines xác nhận tính đến ngày 13-11, số người thiệt mạng là 2.275 và có 3.665 người bị thương. Hơn 80 người được cho là mất tích. Tuy nhiên, một nghị viên tại đảo Leyte cho rằng chính phủ đang đưa ra những ước tính thận trọng số người chết “để không tạo ra sự cảnh báo chưa đúng thời điểm”.
Philippines đưa con số những người bị ảnh hưởng ít nhất 8 triệu người nhưng Văn phòng Điều phố Cứu trợ Nhân đạo của Liên Hiệp Quốc (OCHA) nói 11,3 triệu người cần được cung cấp nhu yếu phẩm. Trong ngày 13-11, Ủy ban Thiên tai Khẩn cấp của Anh (DEC) quyên được 13 triệu bảng trong vòng 24 giờ đầu tiên. Các tàu hải quân của Mỹ và Anh được gửi tới Philippines và một số nước cam kết hàng triệu USD cứu trợ.
Bình luận (0)