Không ít người sống sót liều mạng tìm thức ăn sau bão Haiyan. Ảnh: Inquier
Giữa lúc mòn mỏi chờ đợi cứu trợ, không ít người sống sót tại khu vực vừa gánh chịu thảm họa bão Haiyan ở Philippines tỏ ra tuyệt vọng và liều mạng tìm kiếm thức ăn. Hôm 13-12, phát ngôn viên Cơ quan Lương thực Quốc gia Rex Estopere cho biết cảnh sát và binh lính chỉ biết bất lực đứng nhìn khi vụ cướp lương thực xảy ra hôm qua tại thành phố Alangalang, cách thành phố Tacloban 17 km. Hàng ngàn người sông sót sau siêu bão xông vào kho chứa lương thực và mang đi hơn 100.000 bao gạo cứu đói. Tuy nhiên, 8 người đã mất mạng khi một bức tường đổ sập.
Quyết định tuyệt thực “cho tới khi thấy được một kết quả khả quan” của trưởng đoàn Philippines Naderev Yeb Sano trong hội nghị Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 19) đã khiến nhiều đại biểu tham dự hội nghị xúc động. Khoảng 30 nhà sinh thái tham dự hội nghị đã quyết định cùng tuyệt thực với trưởng đoàn Philippines. |
Ông Estoperez còn cho biết thêm rằng còn nhiều nhà chứa gạo khác trong thành phố để cứu đói cho người dân sau bão nhưng từ chối không tiết lộ vị trí cụ thể vì lý do an ninh.
Chính phủ Philippines hôm nay tuyên bố sẽ tăng gấp đôi lực lượng tới giải cứu vùng thảm họa trong 2 ngày tới. Hoạt động giải cứu được cho là sẽ cải thiện hơn trong những ngày tới với sự trợ giúp của máy bay quân sự C-130 bổ sung của Mỹ và một máy bay khác của không lực Úc. Tuy nhiên, trong lúc chờ đợi cứu trợ, người dân vẫn đang tự vật lộn với đói khát đến tuyệt vọng.
Hiện chính phủ nước này cũng triển khai thêm nhiều cảnh sát và binh sĩ, tăng cường an ninh và thiết lập an ninh trật tự sau những vụ cướp bóc, hôi của xảy ra tại ra thành phố Tacloban và một số khu vực bị cơn bão bằm nát khác. Theo đài NBC, một số cảnh sát và binh sĩ cũng đành bất lực "làm ngơ" khi chứng kiến những người dân đói khát tìm cách cướp thức ăn.
Đã 5 ngày kể từ khi siêu bão Haiyan đổ bộ vào nhiều đảo của Philippines, những tấn bi kịch do cơn bão tàn nhẫn vẫn dài thêm vô tận. Nhiều người sống sót giờ đây buộc phải uống nước biển, thậm chí cả nước cống để duy trì cuộc sống không rõ ngày mai sẽ ra sao của mình. Chính quyền địa phương đã khuyến cáo người dân không uống nước ô nhiễm sau cơn bão. Song dù ai cũng hiểu rõ nguy cơ của việc uống những loại nước nguy hiểm này nhưng không còn lựa chọn nào khác.
Tại Tacloban, ông Edgar Arabella (61 tuổi) thoát chết sau siêu bão Hải Yến san phẳng cả thành phố, nhưng lại đang kiệt quệ dần vì nước bẩn.
“Tôi mệt quá. Tôi phải uống nước biển và nước bẩn từ các kênh đào để sinh tồn” - ông Arabella nói.
Từ hôm 12-11, vừa thấy bóng 2 chiếc máy bay hạ cánh xuống sân bay Tacloban, hơn 13.000 người đã dồn về sân bay này với hi vọng có thể chạy trốn khỏi quê hương hoang tàn. Trẻ em và người già được ưu tiên, ngoài ra máy bay cũng chỉ chứa được khoảng vài trăm người. Những người chưa giành giật được chỗ lên máy bay đã ngủ lại suốt đêm tại sân bay để chờ cơ hội mới.
“Tôi đã quỳ lạy để xin một chỗ trên máy bay vì tình trạng của tôi nguy kịch lắm rồi. Tôi bị bệnh tiểu đường” – AP dẫn câu nói đầy day dứt của một người dân tại sân bay.
Bình luận (0)