Theo đó phản hồi này có các bản đồ, biểu đồ và rất nhiều văn bản tài liệu tương ứng.
Ông Del Rosario cho biết thêm phản hồi của Philippines được hoàn tất nhờ sự giúp đỡ của các tổ chức tư vấn pháp lý đặt tại Washington, sẽ được trình lên tòa án quốc tế vào ngày 13-3 hoặc thời hạn chót mà tòa án đặt ra vào ngày 16-3. Hồi tuần trước, Ngoại trưởng Philippines đã gặp luật sư Paul Reichler ở Washington DC để thảo luận về phản hồi này.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario. Ảnh: Reuters
“Phía tòa án đặt ra 26 câu hỏi và chúng tôi đã trả lời toàn bộ. Chúng bao gồm bản đồ và biểu đồ với số lượng là rất lớn” – Ngoại trưởng Del Rosario nhấn mạnh.
Cũng theo lời ông Del Rosario, phản hồi của Manila nhằm trả lời “những câu hỏi mà tòa án đặt ra thay mặt cho Trung Quốc bởi Bắc Kinh từ chối tham gia”.
Giới chức ngoại giao Philippines cho rằng việc tòa án quốc tế đưa ra những câu hỏi bổ sung đồng nghĩa với vụ kiện này đang diễn tiến tích cực.
Vụ kiện của Philippines, cũng là trường hợp đầu tiên đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên biển Đông ta tòa án quốc tế, dù bị Bắc Kinh bác bỏ nhưng đã và đang thu hút sự chú ý của nhiều chính phủ nước ngoài.
Philippines đệ đơn lên Tòa án Trọng tài Thường trực vào tháng 1-2013 nhằm tìm cách vô hiệu hóa tuyên bố chủ quyền dựa trên "đường 9 đoạn" phi lý của Trung Quốc. Trung Quốc đưa ra "đường lưỡi bò" ngông cuồng này để lấp liếm cho tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ biển Đông. Đến tháng 3-2014, Chính phủ Philippines đã đệ trình hồ sơ pháp lý dày 4.000 trang để củng cố cho đơn kiện của mình, trong đó có các bằng chứng và bản đồ.
Ngoại trưởng Del Rosario tiết lộ phán quyết có thể được đưa ra sớm nhất là trong năm 2016.
“Sau ngày 16-3, chúng tôi hi vọng sẽ có một phiên xử miệng từ ngày 8-20/7 và sau đó từ 6 đến 8 tháng, phán quyết dự kiến sẽ được đưa ra” – ông Del Rosario nói.
Bình luận (0)