Cũng giống như Israel, Syria không tham gia Công ước về Vũ khí Hóa học 1997,
và cũng không phải là thành viên của Tổ chức Cấm phổ biến vũ khí hóa học. (Hình minh họa)
Syria sở hữu hàng trăm tấn vũ khí hóa học VX, Sarin và khí mù tạc. Các nước phương Tây tỏ ra lo ngại về sự an nguy của khu vực nếu chính quyền của ông Assad sụp đổ hoặc mất kiểm soát ở những cơ sở liên quan.
Nguồn tin ngoại giao trên khẳng định rằng cuộc nổi dậy kéo dài 14 tháng tại Syria không gây ra "mối đe dọa hữu hình" đối với chính quyền của Tổng thống Assad, nhưng nếu tình hình thay đổi, cộng đồng quốc tế sẽ phải nỗ lực ngăn chặn nguy cơ vũ khí hóa học rơi vào những “bàn tay nguy hiểm”.
Al-Qaeda, tổ chức khủng bố vốn được cho là nhúng tay vào những vụ đánh bom tự sát gần đây tại Syria, cũng đang rậm rịch nhiều chiến dịch nhằm vào nước này từ quốc gia láng giềng Iraq. Nhóm vũ trang Hồi giáo Hezbollah đã hiện diện lâu đời tại Syria và có mối quan hệ khá gần gũi với ông Assad.
Cũng giống như Israel, Syria không tham gia Công ước về Vũ khí Hóa học 1997 và cũng không phải là thành viên của Tổ chức Cấm phổ biến vũ khí hóa học. Các chuyên gia quốc tế cho biết chương trình vũ khí hóa học của Syria có lịch sử từ những năm 1970 và thuộc dạng tiên tiến nhất ở khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, ông Assad không được tin là có sở hữu bất kỳ vũ khí sinh học nào.
Sở dĩ phương Tây lo ngại về khả năng các kho vũ khí hóa học của Syria rơi vào tay các nhóm vũ trang cực đoan là vì nó có thể được dùng làm đối trọng với đồng minh Israel của Mỹ ở phía tây Syria và đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ của NATO ở biên giới phía bắc Syria.
Các chuyên gia tin rằng ông Assad dường như sẽ không dùng số vũ khí này để chống lại lực lượng đối lập vốn là “người cùng trong một nước” với mình, đó là chưa kể việc lực lượng vũ trang Syria có được huấn luyện đầy đủ về cách sử dụng loại vũ khí này cũng đang là một nghi vấn!
Bà Dina Esfandiary, một chuyên gia về không phổ biến vũ khí hạt nhân thuộc Viện Quốc tế về Nghiên cứu Chiến lược cho biết hiện có quá ít thông tin về quy mô đầy đủ của kho vũ khí hóa học Syria.
“Vấn đề là chúng tôi không biết chính xác năng lực vũ khí của Syria. Chúng tôi không biết khi vũ khí hóa học của họ lớn tới cỡ nào – hoặc chúng ở đâu. Rất khó để xác định không tin này đặc biệt là trong bối cảnh bạo lực gia tăng ở nước này”, bà Dina cho biết.
Nữ chuyên gia này còn nhấn mạnh thêm: “Nguy cơ số vũ khí này rơi vào tay của những kẻ nguy hiểm là rất đáng lo ngại”.
“Washington xác định ít nhất một tá cơ sở ở Syria có trữ các vũ khí hóa học, trong đó có khu phức hợp quân sự al-Safir ở gần thành phố Aleppo”, ông Mike Rogers, một Nghị sĩ đảng Cộng hòa kiêm chủ tịch ủy ban tình báo của đảng này cho biết.
“Những hình ảnh vệ tinh chụp được ở khu phức hợp quân sự al-Safir cho thấy những bằng chứng xác thực rằng “Syria vẫn đang nâng cấp chương trình vũ khí hạt nhân”, ông Rogers cho hay.
Có vẻ như mối lo ngại này đang bắt đầu khiến giới chức phương Tây mất ăn mất ngủ, thậm chí ông Rogers còn chia sẻ rằng những nguy cơ liên quan tới số vũ khí này khiến ông “giật mình trong đêm”.
Ngoài ra, phương Tây còn tin rằng Triều Tiên có giúp đỡ chương trình tên lửa và có thể còn hỗ trợ phát triển vũ khí hóa học cho Syria. Thêm vào đó, chính quyền của ông Assad còn nhận giúp đỡ từ Iran, đồng minh thân cận nhất của Tổng thống.
Khu phức hợp quân sự al-Safir được bảo vệ bằng tên lửa đất đối không SA-2, và chứa đựng 16 boong-ke đảm bảo cho Syria có thể “tiếp tục tăng cường khả năng cung ứng các đầu đạn thông thường và đầu đạn hóa học”. Quốc gia Trung Đông này được tin là đang sở hữu 700 tên lửa Scud – một trong những kho vũ khí lớn nhất ở Trung Đông.
Ngoài ra, Mỹ cũng đã thu thập được các bằng chứng cho thấy Syria đang nghiên cứu tích hợp đầu đạn hóa học vào các tên lửa này. Trong năm 2007, một vụ nổ tại một nhà máy khác khiến 15 nhà khoa học và kỹ sư Syria thiệt mạng khi họ đang nỗ lực lắp đầu đạn hạt nhân vào tên lửa Scud.
Bình luận (0)