Tổng thống Putin đã gọi loại trực thăng cải tiến này là “Super Hunter” (nghĩa là “siêu thợ săn”), một động thái cho thấy tầm nhìn muốn thống lĩnh bầu trời của ông.
Loại trực thăng mới này có tên là Mi-28NM, được làm từ những chất liệu đột phá tân tiến nhất và được trang bị hệ thống phòng thủ đắt tiền nhất. Theo kênh Zvezda TV, dù bề ngoài trông rất giống với loại trực thăng “Thợ săn đêm” Mi-28N, nhưng “Siêu thợ săn” sẽ có hệ thống phòng thủ laser mới, đồng nghĩa với việc nó có khả năng bắn hạ các tên lửa tầm nhiệt “như những con ruồi vô hại”.
Trực thăng chiến đấu "siêu thợ săn" Mi-28NM được trang bị hệ thống phòng thủ tiên tiến đắt tiền nhất sẽ bất khả xâm phạm trước hỏa lực địch. Ảnh: Russiaplanes.net
Một khi màn hình radar của “Siêu thợ săn” phát hiện được mối đe dọa tấn công, nó sẽ tự động tạo nên một “đám mây lửa” vô hình có thể làm chệch hướng các tên lửa nhằm vào nó. Cánh quạt mới được cải tiến cũng sẽ giúp tăng tốc độ tối đa của trực thăng chiến đấu này lên đến 340 dặm/giờ (khoảng 547 km/giờ).
Ông Putin kỳ vọng rằng loại trực thăng chiến đấu này sẽ giúp quân đội của ông “bất khả xâm phạm” trên không.
Những lo ngại về sức mạnh quân sự của quân đội của ông Putin đang ngày càng tăng sau khi người đứng đầu nước Nga tiết lộ những kế hoạch đóng một chiến hạm không gian có khả năng bắn hạ bất kỳ tàu chiến nào khác trong hạm đội của NATO.
Việc tái vũ trang cho quân đội Nga đã tiêu tốn của điện Kremlin 320 tỉ USD, ngoài ra ông Putin còn đầu tư 1,8 nghìn tỉ USD cho các nghiên cứu công nghệ khác trong tương lai.
Các kế hoạch thiết kế trực thăng và chiến hạm nói trên được tiết lộ sau khi Nga tiến hành một chiến dịch quân sự rầm rộ được cho là để chuẩn bị đối đầu với Anh, Mỹ và NATO.
Các đơn vị quân đội Nga, không quân, lính dù và hạm đội hải quân phía Bắc sẽ được kiểm tra thử nghiệm trong tuần tới để đảm bảo sẵn sàng nếu Thế chiến thứ 3 xảy ra. Người đứng đầu nước Nga còn đang bí mật lên kế hoạch xây dựng một hạm đội tàu lượn hạt nhân siêu thanh chết người để củng cố quân đội của ông trong cuộc chạy đua vũ trang với NATO ở miền Đông châu Âu.
Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết!