xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quan hệ ASEAN - Trung Quốc đầy thách thức

HOÀNG PHƯƠNG

Vấn đề biển Đông dự kiến sẽ đặt ra cho Thái Lan không ít thách thức khi nước này đảm nhận vai trò điều phối quan hệ ASEAN - Trung Quốc từ ngày 25-7 tới

Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono hôm 16-7 đã bày tỏ sự thất vọng và lo ngại về việc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ở Campuchia vào tuần rồi không thể đưa ra tuyên bố chung lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm của khối do những bất đồng về vấn đề biển Đông.

Thất vọng và lo ngại

Tại cuộc họp báo diễn ra ở Phủ Tổng thống, ông Yudhoyono nhận định rằng kết quả trên có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh của ASEAN và khiến cộng đồng quốc tế nhìn nhận đang xuất hiện rạn nứt trong nội bộ khối. Ông cho biết: “Tôi thật sự thất vọng và lo ngại. Điều này có thể dẫn đến quan niệm sai về ASEAN. Giới truyền thông đã nói rằng ASEAN đã rạn nứt và sự thống nhất trong khu vực không còn nữa. Tôi không đồng ý với nhận định này. ASEAN không rạn nứt và vẫn còn thống nhất bất chấp có những bất đồng cần được giải quyết”.

Theo báo The Jakarta Post, cuộc họp báo trên diễn ra sau khi Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa báo cáo với Tổng thống Yudhoyono về kết quả các hội nghị ASEAN vừa kết thúc. Tại cuộc gặp, ông Yudhoyono đã phái ông Natalegawa công du tất cả các nước thành viên còn lại của ASEAN để tìm kiếm lập trường chung của khối đối với vấn đề tranh chấp ở biển Đông. Ông Natalegawa sau đó cho biết sẽ lần lượt đến Philippines, Việt Nam, Campuchia, Malaysia và Singapore để hội đàm về vấn đề này.

img
Tàu cá và tàu ngư chính Trung Quốc gần bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hôm 15-7. Ảnh: AP
Không chỉ khiến Indonesia lo ngại, vấn đề biển Đông dự kiến còn đặt ra cho Thái Lan không ít thách thức khi nước này đảm nhận vai trò điều phối quan hệ ASEAN - Trung Quốc từ ngày 25-7 tới. Theo báo Bangkok Post, ưu tiên của Thái Lan khi đảm nhận vai trò này trong vòng 3 năm tới là thuyết phục Trung Quốc đồng ý Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông.
Với vai trò mới này, Thái Lan ít nhất cũng phải giúp thúc đẩy được lòng tin giữa các nước có liên quan đến cuộc tranh chấp chủ quyền ở biển Đông để giảm bớt căng thẳng trong khu vực. Ngoài ra, Bangkok cần làm việc chặt chẽ với Bắc Kinh để chứng tỏ với các nước bên ngoài, trong đó có Mỹ, rằng ASEAN có thể tự tìm được giải pháp cho cuộc tranh chấp này.

Cản trở ngoại giao, khiêu khích biển Đông

Bangkok Post nhận định rằng Thái Lan cần phải trung lập và làm tốt vai trò hòa giải để có thể hoàn thành những nhiệm vụ nói trên. Điều này đặc biệt đúng sau những gì xảy ra tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN mới đây. Tại hội nghị đó, Trung Quốc đã vận động được nước chủ nhà Campuchia phản đối việc đưa vấn đề biển Đông vào tuyên bố chung.
Đây được xem là nguyên nhân khiến hội nghị không ra được tuyên bố chung. Ông Sihasak Phuangketkeow, thư ký thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan, cho rằng Trung Quốc nên chấp nhận thực tế rằng những kiểu vận động sau hậu trường như thế sẽ phản tác dụng.
Không chỉ có những động thái cản trở việc tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho vấn đề biển Đông, Trung Quốc còn liên tục có những động thái khiêu khích ở vùng biển này, mà mới nhất là việc phái cử 30 tàu cá xâm phạm vùng biển ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngoài ra, theo hãng tin Tân Hoa Xã, tàu ngầm Giao Long của Trung Quốc có người lái sẽ lặn xuống biển Đông vào năm 2013. Con tàu này đã neo đậu tại cảng Thanh Đảo ở phía Đông tỉnh Sơn Đông - Trung Quốc vào hôm 16-7, sau khi thực hiện kỷ lục lặn xuống độ sâu tận 7.020 m dưới mực nước biển trong cuộc thử nghiệm kéo dài 44 ngày ở Thái Bình Dương.

Nga bắn tàu cá Trung Quốc

Hãng tin RIA Novosti của Nga ngày 17-7 đưa tin lực lượng bảo vệ bờ biển nước này tại vùng Viễn Đông đã nổ súng vào một tàu cá treo cờ Trung Quốc trên biển Nhật Bản.

Người phát ngôn của Cơ quan Bảo vệ Biên giới Nga cho biết tàu cá trên đã xâm phạm vùng biển của Nga trên biển Nhật Bản. Lực lượng bảo vệ bờ biển yêu cầu dừng lại nhưng con tàu phớt lờ và cố bỏ chạy. “Trong 3 giờ truy đuổi, tàu tuần tra Dzerzhinsky đã bắn nhiều phát cảnh cáo nhưng tàu cá vẫn tiếp tục cuộc trốn chạy, buộc lòng tàu Dzerzhinsky phải nhắm bắn trúng tàu cá” - người phát ngôn cho biết.

Khám xét cho thấy tàu cá chở theo thủy thủ đoàn 17 người, đều mang quốc tịch Trung Quốc, và chứa khoảng 22,5 tấn mực. Họ không trình được giấy phép đánh cá tại khu vực trên. RIA Novosti khẳng định không ngư dân nào chết hoặc bị thương trong vụ nổ súng, còn theo Voice of Russia, con tàu đang bị đưa về cảng Nakhodka của Nga để điều tra thêm.

Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nga có nhiệm vụ phòng chống nạn đánh bắt trái phép trong vùng biển nước này và thường xuyên bắt giữ các tàu nước ngoài xâm nhập trái phép.

Mỹ Nhung

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo