xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc luôn muốn ASEAN chia rẽ

Carlyle A. Thayer

L.T.S: Tiếp nối loạt bài “Việt Nam tiến ra biển”, GS Carlyle A. Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, gửi đến Báo Người Lao Động bài viết về hành trình gian nan trong việc tìm kiếm cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển Đông cũng như triển vọng của các hoạt động này

img
Hải quân Việt Nam ngày đêm canh giữ lãnh hải của Tổ quốc. Ảnh: Thế Dũng
Theo dõi Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF) ở Campuchia vào tuần trước, giới chức chính phủ và những nhà phân tích chính trị trong khu vực cho rằng ARF kết thúc với những thông tin tốt và xấu đan xen nhau. Tin tốt là các bộ trưởng ngoại giao ASEAN đã nhất trí về những điểm cốt lõi trong Bộ Quy tắc về ứng xử  trên biển Đông (COC). Tin xấu là các bộ trưởng ngoại giao đã không thống nhất được cách sử dụng từ ngữ về vấn đề biển Đông trong tuyên bố chung dẫn đến không ra được tuyên bố như thông lệ.

Nhọc nhằn DOC, COC

Từ năm 2002, ASEAN và Trung Quốc đã từng thất bại trong việc tìm kiếm thỏa thuận về COC. Khi ấy, hai bên phải ngưng ký Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). DOC lúc đó được xem là bước đi đầu tiên cho thỏa thuận có tính ràng buộc cao hơn, là COC. Trầy trật mãi suốt 9 năm, đến năm 2011, ASEAN và Trung Quốc mới ký được DOC, trong đó có phần nhờ áp lực của cộng đồng quốc tế, dẫn đầu là Mỹ, yêu cầu Trung Quốc từ bỏ các hành động gây hấn đối với Philippines và Việt Nam. Từ đó, DOC tạo đà cho ASEAN tiến tới dự thảo COC.

Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN vừa rồi không công bố nội dung chính thức của COC nhưng theo các nhà soạn thảo, COC gồm 3 phần.

Phần một là lời nói đầu, trong đó liệt kê những thỏa thuận giữa ASEAN và Trung Quốc, ràng buộc đôi bên dàn xếp tranh chấp (ở biển Đông) bằng giải pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Phần hai là các điều khoản thi hành COC. Các bên tham gia ký kết có trách nhiệm thực thi những công cụ giải quyết tranh chấp bằng hòa bình, ngăn chặn leo thang; ngoài ra còn có điều khoản về cơ chế hiệu quả để giám sát việc thực thi COC.

Phần ba là sự ràng buộc đối với các bên, đồng thời đưa ra 2 cơ chế giải quyết tranh chấp. Các bên phải xây dựng cơ chế giám sát ở cấp bộ trưởng; “các bên có thể sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp theo luật quốc tế, gồm cả UNCLOS”.

Hy vọng đạt được thỏa thuận về COC

Thật ra, COC và tuyên bố chung của hội nghị các ngoại trưởng ASEAN là hai nội dung tách biệt nhau. ASEAN giờ đây đang trong tâm thế thảo luận cởi mở với Trung Quốc về COC. Các cuộc gặp không chính thức diễn ra ở Campuchia và Trung Quốc đã công khai tuyên bố rằng đôi bên sẽ ngồi vào bàn đàm phán về COC khi điều kiện đã chín muồi. Các cuộc thảo luận chính thức ASEAN - Trung Quốc đã được sắp xếp, dự kiến vào tháng 9-2012. ASEAN hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận COC với Trung Quốc trước tháng 11 năm nay - thời điểm diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN. 

Tuy nhiên, sự trắc trở của tuyên bố chung tại hội nghị ngoại trưởng ASEAN vừa qua đã khiến quan hệ Campuchia - Philippines trở nên lạnh nhạt. Cách làm của Campuchia (không chịu đưa vấn đề biển Đông vào tuyên bố chung) đã làm cho sự đoàn kết trong ASEAN có phần rạn nứt, ảnh hưởng đến vị thế và uy tín quốc tế của tổ chức này.

Âm mưu của Trung Quốc là luôn muốn ASEAN gặp khó khăn nội khối, chia rẽ càng nhiều càng tốt bởi nếu vậy thì tổ chức này sẽ yếu thế trong việc đàm phán các điều khoản mang tính ràng buộc pháp lý cao của COC với Trung Quốc.

(*) Tít chính và tít phụ do Báo Người Lao Động đặt

Đàm phán ASEAN - Trung Quốc khó thành công

ASEAN được thành lập từ năm 1967 và sau mỗi hội nghị các bộ trưởng luôn có tuyên bố chung. Tuyên bố chung được chấp bút bởi quốc gia giữ ghế chủ tịch luân phiên ASEAN dựa trên ý kiến của tất cả các thành viên, đồng thời phản ánh các vấn đề mà hội nghị đạt được sự đồng thuận. Việc hội nghị các bộ trưởng ASEAN vừa qua không ra được tuyên bố chung là chuyện chưa từng có trong lịch sử 45 năm của tổ chức này. Tuyên bố chung không ra được, đồng nghĩa rằng thời điểm ra đời COC sẽ phải chậm lại.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo