xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quốc hội Anh không cho đánh Syria

Hải Ngọc (Theo BBC, Reuters)

(NLĐO) – Thủ tướng Anh David Cameron “thua đau” trong ý đồ can thiệp quân sự vào Syria khi bị hạ viện bác bỏ với tỉ lệ 285 phiếu chống, 272 phiếu thuận trong cuộc bỏ phiếu ngày 29-8.

Phát biểu sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố, ông Cameron thừa nhận: "Tôi đã thấy rõ là quốc hội Anh, phản ánh quan điểm của người dân Anh, không muốn chứng kiến hành động quân sự của Anh vào Syria. Chính phủ sẽ hành động một cách phù hợp".
 
Ngoài Anh, nhiều nước khác cũng tuyên bố không tham gia một hành động quân sự chống Syria.
 
img
Thủ tướng Anh David Cameron bảo vệ kế hoạch quân sự tại Syria trước hạ viện ngày 29-8.
Ảnh: Reuters
 
Cùng ngày 29-8, Thủ tướng Ý Enrico Letta nói cộng đồng quốc tế phải hành động trong khuôn khổ pháp lý của Liên Hiệp Quốc về vấn đề Syria. “Nếu không có quyết định của Liên Hiệp Quốc, Ý sẽ không tham gia vào một hành động quân sự nào ở Syria dù chúng tôi lên án chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad".
 
Tương tự, Ngoại trưởng Ai Cập Nabil Fahmy khẳng định Cairo sẽ đứng ngoài cuộc dù nước này phản đối việc sử dụng vũ khí hóa học của bất cứ bên nào.
 
Với tư cách là ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an, Pakistan cũng phản đối việc sử dụng vũ lực ở Syria. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pakistan, ông Aizaz Ahmad Chaudhry, bày tỏ quan điểm của nước này là "lên án việc sử dụng vũ lực” cũng như “chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ" của Syria phải được bảo vệ.
 
Trong khi đó, tuy ủng hộ các đồng minh can thiệp vào Syria nhưng bản thân Canada sẽ không tham gia tấn công. “Lúc này chính phủ Canada không có kế hoạch quân sự nào” - Thủ tướng Stephen Harper phát biểu hôm 29-8 sau khi điện đàm với các nhà lãnh đạo của Anh, Pháp và Mỹ gần đây. Đức thì kêu gọi các bên kiềm chế cho đến khi có báo cáo của các thanh sát viên Liên Hiệp Quốc đang ở Syria.
 
Tổng thống Israel Simon Peres một lần nữa lặp lại lập trường của nước này là sẽ không tham gia vào cuộc xung đột Syria, song sẽ đáp trả bằng tất cả sức mạnh nếu bị tấn công.
 
img
Tàu hộ tống phòng không Chevalier Paul hiện đại nhất của Pháp. Ảnh: Quân đội Pháp
 
Tuy vậy, Mỹ - Anh – Pháp vẫn đang tập trung lực lượng bao vây Syria. Hải quân Mỹ cho hay đã triển khai tàu chiến thứ 5 tới phía Đông Địa Trung Hải. Đó là tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Stout.
 
Phía Anh phái 6 chiến đấu cơ Typhoon đến căn cứ Akrotiri trên đảo Cyprus. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Anh khẳng định số máy bay này sẽ không tham gia bất cứ hành động quân sự trực tiếp nào chống lại Syria.
 
Một trong những tàu chiến hiện đại nhất của Pháp cũng đã rời cảng Toulon và hướng đến Syria trong ngày 29-8. Tàu hộ tống phòng không Chevalier Paul sẽ được sử dụng để yểm trợ lực lượng đồng minh nếu Mỹ, Anh và Pháp quyết định không kích Syria.
 
Là một trong những tàu chiến hiện đại và uy lực nhất của Pháp, chiếc Chevalier Paul sẽ cực kỳ hữu dụng nếu chính phủ Syria cố gắng điều chiến đấu cơ tấn công lực lượng hải quân của phương Tây. Theo nguồn tin của Reuters, tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp vẫn neo tại cảng Toulon.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo