xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

QZ8501 “như bị ném thẳng xuống biển”

Hải Ngọc (Theo Daily Mail)

(NLĐO) – Chiếc QZ8501 của hãng AirAsia lao thẳng lên nhanh như một chiến đấu cơ, sau đó rơi gần như thẳng đứng xuống biển, không khác gì bị một bàn tay khổng lồ ném xuống.

Đó là nhận định của 2 chuyên gia hàng không – ông Gerry Soejatman, người Indonesia và ông Peter Marosszeky, người Úc.

Cả 2 ông cho rằng chiếc Airbus 320-200 bị “kẹp” chặt trong điều kiện thời tiết hết sức dị thường, đến mức các phi công không thể làm gì để cứu mạng 162 người trên máy bay. Sau khi xem xét các dữ liệu rò rỉ từ nhóm điều tra, ông Soejatman cho rằng máy bay đã tăng độ cao với tốc độ mà “phi công không thể đạt tới”, sau đó rơi thẳng đứng “như một miếng kim loại bị ném xuống”. Ông nói: “Thật khó mà hiểu nổi… Cái cách máy bay rơi xuống gần như phi logic” – ông nói.

 

Thời tiết trong khu vực mấy ngày qua đều xấu... Ảnh: AP
Thời tiết trong khu vực mấy ngày qua đều xấu... Ảnh: AP

 

...cản trở công tác tìm kiếm, cứu hộ. Ảnh: EPA
...cản trở công tác tìm kiếm, cứu hộ. Ảnh: EPA

 

Còn ông Marosszeky – đến từ Trường ĐH New South Wales (Úc) – nhận định với tờ Sydney Morning Herald rằng vận tốc khi máy bay chúi xuống quá thấp, chỉ khoảng 112 km/giờ. Điều này cho thấy máy bay có thể đã “xuống” theo phương gần như thẳng đứng, đồng thời lý giải vì sao các mảnh vỡ được tìm thấy chỉ cách nơi máy bay mất liên lạc chừng 10 km.

Từ chi tiết rơi gần như thẳng đứng xuống, 2 chuyên gia cùng cho rằng một hình thái thời tiết dị thường đã khống chế QZ8501. Theo ông Soejatman, có thể chiếc máy bay bị một dòng khí đi lên cực mạnh cuốn theo, ngay sau đó lại bị một dòng khi đi xuống mạnh tương đương kéo xuống. “Các số liệu bị rò rỉ cho thấy máy bay tăng độ cao với mức độ 6.000 – 9.000 feet/phút (tức 1,8 – 2,7 km) - một mức độ chưa từng có. Bạn không thể làm điều đó trong một chiếc Airbus A320 với thao tác của phi công” – ông nói.

Ông Marosszeky đồng tình, cho rằng sự tăng độ cao ngang ngửa chiến đấu cơ như vậy là dấu hiệu cho thấy đã xảy ra “một hiện tượng thời tiết khủng khiếp”. Nhưng máy bay rơi còn khó tin hơn – 11.000 feet/phút (3,3 km), có lúc tới 24.000 feet/phút (7,3 km). Những con số này còn cao hơn khi chiếc Airbus A330 của Air France rơi xuống Đại Tây Dương năm 2009, làm chết 228 người.

 

Các thợ lặn chưa có cơ hội xem xét vùng tối dưới đáy biển Java. Ảnh: AP
Các thợ lặn chưa có cơ hội xem xét vùng tối dưới đáy biển Java. Ảnh: AP

 

Tuy nhiên, hôm 1-1, ông Dudi Sudibyo – biên tập viên cấp cao của tạp chí hàng không Angkasa, phỏng đoán cơ trưởng Iriyanto đã hạ cánh khẩn cấp xuống mặt biển một cách thành công song QZ8501 không may bị sóng gió đánh chìm. Cơ sở cho lập luận của ông Sudibyo là bộ truyền tín hiệu khẩn cấp (ELT) trên máy bay không phát tín hiệu, chứng tỏ QZ8501 không bị va đập mạnh.

Đến nay, giới chức Indonesia chưa hề lên tiếng về nguyên nhân khiến QZ8501 gặp nạn sau khi cất cánh từ TP Surabaya chỉ khoảng 36 phút.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo