xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Scandal chất độc da cam ở Hàn Quốc: Ba câu hỏi lớn

VĂN ANH

Mấy ngày nay, Mỹ liên tục đưa ra nhiều tài liệu cũ chứng minh rằng không có chất độc da cam trong số các chất thải hóa chất chôn trong các trại lính Mỹ ở Hàn Quốc. Có phải đây là trò “lộng giả thành chân”?

Nhật báo The Korea Times đã đặt ra 3 câu hỏi trong một bài xã luận bàn về tuyên bố của John D. Johnson, Tổng Tư lệnh Quân đoàn 8 Bộ binh Mỹ ở Hàn Quốc, sau khi bùng nổ xì-căng-đan chất độc da cam  được đem chôn lén lút trong ít nhất 2 trại lính Mỹ.

Khác biệt lớn

Tài liệu mà tướng Johnson trưng ra để chạy tội được thực hiện cách đây  8-9 năm chỉ được biết đến trong nội bộ lãnh đạo quân đội Mỹ.
 Mới đây, ngày 30-5, Alvin Young, một chuyên gia về chất độc môi trường Mỹ, còn khẳng định với hãng tin Yonhap của Hàn Quốc rằng theo tất cả tài liệu mà ông đã  xem thì không có chuyện chôn chất độc da cam ở trại Carroll. “Những cuộc tranh cãi hiện nay là vô căn cứ” – A.Young nhấn mạnh.
Tuy nhiên, nếu đem so sánh những tài liệu nói trên với những bản tường trình mới đây của những người trong cuộc là cựu chiến binh Mỹ từng phục vụ ở Hàn Quốc thì có những khác biệt quá lớn.
Đó là lý do để The Korea Times nghi ngờ những tài liệu mà tướng Johnson và chuyên gia Young đưa ra là “đồ giả” nhưng do để lâu không được cải chính, người ta tưởng đó là “đồ thiệt”.

img

Cựu binh Eum Do-nam và con gái,  nhân chứng mới nhất. Ảnh: Yonhap

Hai câu hỏi khác của tờ báo xứ Hàn nói trên là sau khi được bốc dỡ khỏi trại lính Mỹ chất thải độc hại đó, bao gồm cả chất độc da cam, đã được đem đi đâu? Tướng Johnson nói ông không biết, vậy thì ai biết? Câu hỏi cuối cùng: Chính phủ Hàn Quốc có biết vụ này hay không?
Cho tới nay, chỉ có câu hỏi đầu tiên lần lần được làm sáng tỏ khi nhiều cựu binh Mỹ và Hàn Quốc, với tư cách là người trong cuộc, nói chính tay họ rải hoặc chôn chất độc da cam theo lệnh thượng cấp Mỹ.
Dưới sức ép của dư luận, các cơ quan hữu quan Mỹ và Hàn Quốc đang thực hiện nhiều cuộc điều tra chung và riêng về chất độc da cam ở Hàn Quốc. Mỹ đã tiếp xúc với các nhân chứng sống người Mỹ để thẩm tra tính chính xác của  những lời tường trình mà họ công bố với báo giới.

Nhân chứng

Về phần mình, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết từ ngày 30-5 sẽ khảo sát môi trường của 85 doanh trại mà Mỹ chuyển giao cho quân đội Hàn Quốc từ năm 1990 đến năm 2003, đầu tiên là trại lính Mỹ Mercer ở Bucheon, nơi một cựu binh Mỹ cho biết đã chôn đủ thứ hóa chất độc hại.

Bộ cũng sẽ thẩm tra tiết lộ mới nhất của quân nhân về hưu Eum Do-nam, 77 tuổi, theo đó năm 1955 khi phục vụ Quân đoàn 15 Hàn Quốc đóng tại Cheolwon, tỉnh  Gangwong, sát vĩ tuyến 38, ông thấy máy bay và trực thăng Mỹ rải thuốc khai quang (làm rụng lá cây, diệt cỏ) xuống khu phi quân sự nhiều lần trong một tháng.
Ai cũng biết Mỹ dùng chất khai quang ở Hàn Quốc và Việt Nam trong thập niên 1960 nhưng đây là lần đầu tiên có người nói Mỹ đã sử dụng hóa chất độc hại đó trước đó nhiều năm.
img
Biểu tình đòi Mỹ xin lỗi ở Seoul ngày 24-5. Ảnh: Reuters
Năm 1967, lần thứ hai ông Eum tiếp xúc trực tiếp với chất khai quang tại một doanh trại ở Yeoncheon, tỉnh Gyeonggi. Dưới sự giám sát của một sĩ quan Mỹ, ông dùng tay không rải chất khai quang xuống các vùng đất mà “địch có thể lợi dụng để xâm nhập”.
Hậu quả là mấy ngón tay của ông bị biến dạng. Năm 2007, ông Eum là một trong 23.405 cựu chiến binh và thường dân phục vụ trong quân đội Hàn Quốc được chính phủ công nhận là nạn nhân chất khai quang và được bồi thường thiệt hại.

Nợ khó đòi

Căn cứ vào phản ứng mạnh mẽ của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, chính quyền Seoul có vẻ như biết quá ít việc Mỹ sử dụng chất độc da cam ở Hàn Quốc như thế nào và cũng không thể “bắt lỗi” đồng minh chiến lược của mình.

Theo tờ DongA Ilbo, trong Hiệp định SOFA về quan hệ pháp lý giữa lực lượng quân sự song phương, không có mục nào quy định về việc xử lý chất thải có hại cho môi trường.
Bởi vậy, ngày 24-5, Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại Hàn Quốc thừa nhận rằng “nói lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc (USFK) vi phạm SOFA là rất khó bởi khi Mỹ chôn chất thải hóa học từ  năm 1978 đến 1980. Trong khoảng thời gian đó, không có quy định nào cấm họ”.
Mặc dù năm 2001, Hiệp định SOFA được bổ sung  “nghị định thư đặc biệt về bảo vệ môi trường” và năm 2009 có thêm phụ lục “thủ tục đánh giá song phương về môi trường”, các học giả nhận định rằng do thiếu chứng cứ không thể áp dụng luật hồi tố.
Tờ Chosun Ilbo cho biết thêm kể từ khi Mỹ chuyển giao 113 căn cứ Mỹ cho quân đội Hàn Quốc (ROKA) từ năm 1990 đến 2004, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc chưa tiến hành cuộc điều tra nào về môi trường.
Giải thích thiếu sót này, một quan chức Bộ Quốc phòng cho biết: “Theo một thỏa hiệp đặc biệt về bảo vệ môi trường của SOFA ký năm 2001, quân đội Mỹ không có nghĩa vụ làm sạch môi trường của các căn cứ Mỹ chuyển giao cho ROKA trước năm 2005. Do đó, chúng tôi không thể điều tra đánh giá thiệt hại về môi trường”.
Mấy ngày qua, dư luận xã hội rất bức xúc về chuyện Mỹ xử lý tùy tiện chất thải hóa học, trong đó có chất da cam. Nhiều tổ chức môi trường đã biểu tình đòi Mỹ xin lỗi và bồi thường.
Dưới sức ép của công luận, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc  ngày 26-5 cho biết chính phủ đang cân nhắc việc xem xét lại SOFA nếu kết quả điều tra cho thấy Mỹ lén lút chôn chất thải hóa học độc hại, kể cả chất da cam, trong các trại lính Mỹ trước đây.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo