xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Scandal chất độc da cam ở Hàn Quốc: Nhân chứng sống

VĂN ANH

Đã có thêm 2 nhân chứng Hàn Quốc khẳng định rằng Mỹ đã lén lút chôn hóa chất độc hại, trong đó có chất độc da cam, trong 2 trại lính Mỹ ở Hàn Quốc

Ngày 28-5, Bộ Tư lệnh Quân đội Mỹ ở Hàn Quốc (USFK) tuyên bố sẽ thẩm vấn ông Koo Ja-yeong, 72 tuổi, cựu nhân viên dân sự Hàn Quốc làm cho quân đội Mỹ, hiện nay sinh sống ở Washington.
 
Ngày 26-5, ông Koo thú nhận rằng ông đã dùng máy đào đất đào 2 hố sâu  lớn bằng sân quần vợt “để các ông chủ Mỹ chôn thứ đó” gần trại Carroll năm 1972.
 
Ông Koo cho biết thêm: “Tôi không chắc đó là thứ gì nhưng tôi nghe các bạn đồng nghiệp nói là hóa chất độc hại dùng tại chiến trường Việt Nam còn sót lại”.
 
Quái vật vô hình
 
Quái vật sông Hàn là một bộ phim kinh dị rất ăn khách ở Hàn Quốc năm 2006. Phim kể chuyện người Mỹ đổ chất thải  độc hại xuống sông Hàn làm sản sinh một con quái vật khủng khiếp đe dọa mạng sống người dân sống hai bên bờ sông.
 
img
Nhân chứng Steve House cầm hai tấm ảnh tư liệu cá nhân chụp ở trại Carroll. Ảnh: CBS 5
 
Thời đó, người Hàn Quốc nghĩ rằng “The Host” (tên tiếng Anh của bộ phim) là một sản phẩm của trí tưởng tượng mang tính giải trí đơn thuần.
 
Bây giờ họ đã nghĩ khác. Hai tuần qua, người dân ở Chilgok, tỉnh Gyeongsang, nơi có trại lính Carroll của Mỹ, nơm nớp lo sợ không phải vì một con quái vật vô hình nào đó mà sợ chết sớm vì bệnh ung thư sau khi quân đội Mỹ thừa nhận có chôn chất thải độc hại, đặc biệt là dioxin - hóa chất dùng để sản xuất chất diệt cỏ màu da cam, trong trại.
 
Người dân ở Buncheo, vùng ven thành phố Ojeong, nơi có trại lính Mercer của Mỹ, cũng có cùng một tâm trạng bởi tại đây năm 1964, Ray Bows, một quân nhân Mỹ  của Tiểu đoàn Công binh 547, xác nhận đã “tự tay chôn hàng trăm ga-lông hóa chất độc hại” (1 ga-lông bằng 3,78 lít).
 
Trên trang web của Hội Cựu chiến binh Mỹ thời chiến tranh Triều Tiên tháng 5-2004, Ray viết: “Chúng tôi dùng xe cuốc đất đào hố  chôn mặt nạ chống khí độc và hàng trăm ga-lông hóa chất” .
 
Ray chỉ cụ thể nơi chôn hóa chất là “một cái gò nằm đằng sau dãy nhà kho thứ hai bên phải cổng trại lính”. Ray cũng nói rõ trại Mercer lúc đó  là bãi chứa hóa chất của quân đội Mỹ. Sau đó, nó được dời về trại Carroll vào tháng 4-1964 với lý do “quá gần” khu phi quân sự.
 
Theo tờ Hankyoreh, điều khá lạ lùng là bài viết nói trên của Ray Bows hồi thời đó không được ai chú ý.  Mãi đến ngày 23-5 vừa qua, Chi Yong-an, một người Mỹ gốc Hàn, mới đăng lại bài viết của Ray trên trang web “Bí mật Hàn Quốc” của ông, dư luận Hàn Quốc mới giật mình.
 
Trang web “Bí mật Hàn Quốc”  còn  đăng danh sách số lượng lớn chất thải mà DRMO, một đơn vị của USFK, chứa trong trại Market ở quận Bypeong, thành phố Incheon. Bản danh sách này đã được Phòng Nghiên cứu của Quân đoàn Công binh Mỹ xác định trong một tài liệu công bố năm 1991.
 
Theo tài liệu này, hơn 500 thùng hóa chất độc hại như thủy ngân, pin cũ, thuốc chữa bệnh quá đát, chất tẩy rửa, amiăng, dung dịch sodium sulfate và dầu thải đã được chứa trong trại năm 1987.
 
Ray Bows và Koo Ja-yeong là 2 nhân chứng mới trong vụ xì-căng-đan chất độc da cam ở Hàn Quốc làm xôn xao dư luận xứ sở kim chi.
 
Ám ảnh
 
Suốt mấy chục năm qua, bí mật chất độc da cam được quân đội Mỹ giấu kín. Bí mật này có lẽ sẽ tồn tại mãi mãi nếu không có 3 cựu quân nhân Mỹ từng ở trại Carroll hơn 30 năm trước quyết định nói ra sự thật.
 
Ngày 15-5, kênh truyền hình Mỹ CBS 5 ở Phoenix, thủ phủ bang Arizona,  phát một bài phóng sự điều tra về chất độc da cam ở Hàn Quốc.
 
Trong bài phóng sự, cựu trung sĩ Steve House, lái xe công trình, cho biết năm 1978, ông được lệnh đào một cái hào dài hàng trăm mét để chôn rất nhiều thùng loại 50 ga-lông dán nhãn có chữ màu vàng cam “hỗn hợp màu da cam”.
 
img
Nhân chứng Richard Cramer. Ảnh: YONHAP
 
Chính quyền Mỹ từng tuyên bố hóa chất màu da cam dư thừa đã được chôn dưới biển, tuy nhiên, ông House tin rằng chính phủ không nói hết sự thật.
 
Ông House nói chất độc đó đang giết lần giết mòn ông và có thể gây hại cho không biết bao nhiêu người khác. “Vâng, điều đó ám ảnh tôi”- ông House giải thích vì sao ông lên tiếng sau hơn 30 năm im lặng.
 
Robert Travis, hiện đang sống ở bang Tây Virginia, người từng sát cánh với ông House nhiều năm  ở trại Carroll, xác nhận lời nói của ông House là sự thật.
 
Ông cho biết: “Có khoảng 250 thùng. Ngoài thùng ghi chữ “hóa chất loại tác nhân da cam” năm 1967 Việt Nam Cộng hòa. Nước trong thùng rỉ ra dính vào người làm nổi mụn đỏ ngoài da như phát ban. Sau đó, tôi bị đau xương cổ và xương sống, sưng khớp tay và khớp chân”.
 
Bác sĩ Nanette Auriemma, chuyên gia về chất độc da cam, thuộc Trung tâm Y tế của Cục Cựu chiến binh Mỹ, cho biết có 15 thứ ung thư và bệnh hiểm nghèo liên quan đến chất độc da cam.
 
Tại thị trấn Decatur, bang Illinois (Mỹ), phóng viên đài CBS 5 cũng gặp Richard Cramer, cựu chiến binh Mỹ từng tham gia chôn chất thải hóa học ở trại Carroll.
 
“Chỉ qua một đêm, chân tôi sưng húp. Tôi đi không nổi và nằm viện 2 tháng mới đỡ” – Cramer nhớ lại. Giờ đây sau mấy chục năm, Cramer có những cơn đau không rõ lý do. Ngón chân và mắt cá sưng lên. Thị lực giảm, tai nghe nghễnh ngãng.
 
Cả 3 cựu quân nhân nói trên mới bước qua tuổi 50. Theo CBS 5, họ quyết định thực hiện sứ mệnh cuối cùng: Nói ra sự thật về hóa chất độc hại mà họ từng chôn giấu theo lệnh thượng cấp.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo