Đẩy mạnh tối ưu hóa không gian
Những vấn đề này là nguyên nhân của một cuộc biểu tình hiếm hoi vài tuần trước của khoảng 3.000 người tại một công viên, vốn là khu vực duy nhất được phép tổ chức các cuộc biểu tình. “Cuối cùng, người dân Singapore phải chịu mọi ảnh hưởng. Singapore giờ đây đông đúc với người là người” - Rachel Mun, một nhân viên bán hàng 33 tuổi, trách móc.
Sáng kiến tìm kiếm không gian sống trong lòng đất là một phần trong kế hoạch hướng tới chương trình Thách thức đổi mới quốc gia về vùng đất sống (L2 NIC) được Thứ trưởng Cấp cao Bộ Phát triển Quốc gia Singapore Lee Yi-shyan công bố vào cuối tháng 6-2013 tại Hội nghị Nghiên cứu và Phát triển bền vững đô thị.
Cho đến nay, đã có 4 dự án được chọn để nhận tài trợ nghiên cứu theo chương trình Cuộc sống đô thị bền vững của Bộ Phát triển Quốc gia được phát động vào tháng 8-2012. Các dự án này liên quan đến những lĩnh vực xây dựng công trình ngầm và nghiên cứu công nghệ cải tạo đất.
Khó chấp nhận vì “khác thường”
Tuy nhiên, sáng kiến tìm đường xuống lòng đất nói trên cũng vấp phải nhiều phản đối và hoài nghi từ phía người dân. “Tại sao lại lôi tôi xuống dưới lòng đất. Lần duy nhất tôi bước xuống lòng đất là khi yên nghỉ trong quan tài” - ông Patricia Bian-Hing, một doanh nhân đã nghỉ hưu 87 tuổi, bực dọc.
Không ít phản ứng đại loại như trên buộc các phương tiện truyền thông nhà nước phải lên tiếng vận động sự ủng hộ cho sáng kiến này. Vào tháng 9-2012, nhật báo The Straits Times mô tả cuộc sống dưới lòng đất là “biên giới tiếp theo” cho Singapore. Tờ báo nói rằng một ngày nào đó Singapore có thể “sống, làm việc và vui chơi dưới mặt đất rộng lớn” và sáng kiến đó có thể trở thành hiện thực vào năm 2050.
Bên cạnh sáng kiến mở rộng không gian dưới lòng đất, chính phủ kêu gọi giải phóng mặt bằng thông qua việc đóng cửa các sân golf, căn cứ huấn luyện quân sự và một số khu bảo tồn thiên nhiên của hòn đảo. Điều đó sẽ giúp tăng thêm khoảng 5.200 ha để có thể xây thêm 700.000 ngôi nhà, cửa hàng và nhà máy mới trong vòng 20 năm tới.
Bình luận (0)