Cho đến khi Nga đưa thế hệ máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm PAK-FA vào sản xuất, Su-35 hiện tại vẫn là chiếc tiêm kích tàng hình hàng đầu của quân đội nước này. Tốc độ, tải trọng và hệ thống điện tử tiên tiến của Flanker giúp nó trở thành một chiến binh bền bỉ, làm nản lòng kẻ địch.
Theo tạp chí The National Interest, hầu hết trang bị trên Su-35 đều bắt kịp trang bị của máy bay phương Tây, chẳng hạn như F-15 Eagle. Tuy nhiên, người ta vẫn nghi ngờ tính hiệu quả của nó khi so sánh với các tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm của Mỹ như F-22 và F-35.
Lịch sử phát triển
Su-35 được phát triển dựa trên Su-27 Flanker có thiết kế từ thời chiến tranh lạnh nhằm đối chọi với F-15 Eagle. Mục đích của Nga là tạo ta một phiên bản máy bay chiến đấu đa năng, 2 động cơ, hạng nặng kết hợp với tốc độ tuyệt vời.
Không thể phủ nhận khả năng vượt trội của Su-35 khi thế hệ đàn anh Su-27 của nó cũng đã có màn ra mắt ấn tượng tại triển lãm hàng không Paris năm 1989.
Mặc dù được sản xuất rộng rãi nhưng các máy bay Flanker chưa hề đụng độ với máy bay chiến đấu phương Tây. Trong cuộc xung đột biên giới giữa Ethiopia và Eritrea, Su-35 được sử dụng cho các nhiệm vụ không đối không tại Ethiopia mà không ghi nhận bất kỳ thiệt hại nào. Nó cũng được sử dụng cho các nhiệm vụ tấn công mặt đất.
Năm 1989, 15 chiếc Su-35 với thiết kế cánh nhỏ bổ sung trên thân trước được sản xuất. Phiên bản Su-35 hiện tại có đôi chút thay đổi về thiết kế. Một phiên bản nâng cấp khác của Flanker– Su-30 hai chỗ ngồi – cũng ra đời với số lượng đáng kể và một số biến thể của nó được xuất khẩu sang gần 12 quốc gia.
Trong khi đó, Su-35S là loại tiên tiến nhất trong gia đình Flanker. Phiên bản này được Hiệp hội sản xuất máy bay Komsomolsk-on-Amur (KnAAPO) - một nhà thầu phụ của Sukhoi - phát triển vào năm 2003. Nguyên mẫu Su-35S đầu tiên được tung ra vào năm 2007 và bắt đầu sản xuất hàng loạt vào năm 2009.
Cho đến khi Nga đưa thế hệ máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm PAK-FA vào sản xuất, Su-35 hiện tại vẫn là chiếc tiêm kích tàng hình hàng đầu của quân đội nước này. Ảnh: The National Interest
Khung máy bay và động cơ
Khả năng nổi trội của những chiếc Flanker là "siêu cơ động", nghĩa là chúng được thiết kế với các thao tác điều khiển không tuân theo cơ chế khí động học thông thường.
Trong đó, Su-35 sử dụng động cơ vec-tơ đẩy: các vòi phun của động cơ phản lực Saturn AL-41F1S có thể chỉ theo các hướng khác nhau một cách độc lập để giúp máy bay xoay quanh trục dọc và hướng mũi sang phải hoặc trái tương ứng. Chỉ có một loại máy bay chiến đấu của phương Tây đang hoạt động là F-22 Raptor sở hữu công nghệ tương tự.
Điều này cũng cho phép góc tấn công của Su-35 rất rộng vì trong lúc bay trên một mặt phẳng thì phần mũi của nó có thể di chuyển theo hướng khác.
Tốc độ của những chiếc Flanker có thể đạt tới Mach 2.25 (2.778 km/h), bằng F-22 và nhanh hơn F-35 hoặc F-16. Trần hoạt động của máy bay vào khoảng 18 km, ngang với F-15, F-22 và cao hơn 3 km so với Super Hornet, Rafale và F-35.
Khi nạp đầy nhiên liệu, Su-35 hoạt động liên tục được 3.540 km (hoặc 4.506 km với 2 thùng nhiên liệu mở rộng). Khung máy bay bằng titan cho trọng lượng nhẹ hơn và động cơ có tuổi thọ dài hơn đáng kể so với người tiền nhiệm với 4.500 giờ bay (động cơ của F-22 và F-35 đạt 8.000 giờ bay).
Khung máy bay Flanker sử dụng vật liệu hấp thụ sóng radar nhưng chỉ làm giảm nguy cơ bị phát hiện và nhắm mục tiêu. Trên thực tế, Su-35 vẫn không phải là một "máy bay chiến đấu tàng hình đúng nghĩa".
Vũ khí
Su-35 có 12-14 điểm đặt vũ khí so với 8 điểm trên F-15C và F-22. Về tấn công tầm xa, Su-35 sử dụng tên lửa dẫn đường bằng radar K-77M (NATO gọi là AA-12 Adder) với tầm bắn gần 200 km. Về tấn công tầm ngắn, Su-35 có tên lửa dẫn đường hồng ngoại R-74 (NATO gọi là AA-11 Archer) với tầm bắn 40 km và sử dụng công nghệ vec-tơ đẩy.
Su-35 cũng trang bị tên lửa tầm trung R-27 và tên lửa tầm siêu xa R-37 cộng thêm pháo nòng 30 mm. Ngoài ra, Flanker-E có khả năng chở 7,7 tấn đạn dược không đối đất.
Cảm biến và hệ thống điện tử
Những cải tiến quan trọng nhất của Su-35 so với thế hệ tiền nhiệm, đó là phần cứng. Nó được trang bị hệ thống đối phó điện tử L175M Khibiny để làm nhiễu sóng radar cũng như làm chệch hướng tên lửa của địch. Hệ thống radar mảng quét điện tử thụ động IRBIS-E (PESA) của Su-35 được kỳ vọng mang lại hiệu suất tốt hơn trong việc chống lại các máy bay tàng hình, có thể theo dõi 30 mục tiêu trên không.
Tuy nhiên, radar PESA dễ bị phát hiện và gây nhiễu hơn radar mảng quét điện tử chủ động (AESA) hiện được các máy bay chiến đấu phương Tây sử dụng.
Đơn vị hoạt động và khách hàng tương lai
Hiện tại, Không quân Nga chỉ mới đưa 48 máy bay Su-35 vào hoạt động. Năm mươi chiếc khác được đặt hàng vào tháng 1-2016 và sẽ được sản xuất với tiến độ 10 chiếc/năm. Hồi tháng 1-2018, Nga triển khai 4 chiếc Su-35 tới Syria sau khi một chiếc Su-24 của nước này bị F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ.
Trung Quốc đã đặt mua 24 chiếc Su-35 từ Nga với giá 2 tỉ USD, mục đích được cho là nhằm sao chép động cơ vec-tơ đẩy của Su-35 để thiết kế máy bay riêng. Không quân Trung Quốc đang có máy bay Shenyang J-11 được xem là phát triển dựa trên Su-27 của Nga.
Ước tính chi phí chế tạo một chiếc Su-35 vào khoảng 40-65 triệu USD và được bán với giá lên đến 80 triệu USD.
Bình luận (0)