xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sự nhượng bộ khó khăn

Hoàng Phương

Đúng như dự báo, hội nghị quốc tế về cuộc khủng hoảng Syria khép lại tại thủ đô Vienna - Áo hôm 30-10 mà không đạt được kết quả đột phá về vấn đề tranh cãi chính: tương lai chính trị của Tổng thống Bashar al-Assad.

Tuy nhiên, sự hiện diện của Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif tại hội nghị không những đánh dấu bước tiến của nỗ lực ngoại giao mà còn là bằng chứng mới nhất cho thấy ảnh hưởng và vị thế đang lên của Nga tại những điểm nóng.

Tại Iraq, quốc hội đang thúc ép Thủ tướng Haider al-Abadi mời Moscow mở rộng chiến dịch không kích “khủng bố” ở Syria sang nước này. Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani được cho là đã yêu cầu Nga gửi thiết bị quân sự như pháo, vũ khí hạng nhẹ và trực thăng chiến đấu Mi-35, sau khi Mỹ và đồng minh rút hầu hết quân và giảm hỗ trợ tài chính cho Kabul.

 

Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif (thứ 2 từ phải sang) tại hội nghị quốc tế về Syria Ảnh: REUTERS
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif (thứ 2 từ phải sang) tại hội nghị quốc tế về Syria Ảnh: REUTERS

 

 

 

Những diễn biến trên có nguy cơ làm gia tăng đối đầu giữa Mỹ và Nga vào thời điểm 2 nước còn bất đồng về chính sách Trung Đông và tình hình Ukraine. Biết thế nhưng Mỹ và các đồng minh vùng Vịnh không còn lựa chọn nào khác ngoài chấp nhận để Iran ngồi cạnh Nga trong bàn đàm phán. Sự tham gia của Iran dù được hoan nghênh ở một vài khía cạnh nhưng lại là dấu hiệu của sự nhượng bộ từ phía Mỹ.

Giới phân tích tin là sự thay đổi trên xuất phát từ hiện thực rằng quyết tâm bảo vệ ông Assad của Moscow và Tehran đang mạnh hơn nỗ lực lật đổ ông ta của phương Tây. Cùng với Nga, Iran gần đây tăng cường can dự vào Syria bằng cách triển khai hàng trăm binh sĩ để hỗ trợ lực lượng chính phủ và các tay súng nhóm Hezbollah chống lại phe nổi dậy. Cũng có thể Mỹ đã bắt đầu lắng nghe lời khuyên được cựu Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, từng là đặc phái viên quốc tế về Syria, đưa ra cách đây vài năm: “Chúng ta không chỉ nói chuyện với bạn bè nếu muốn tìm giải pháp cho những vấn đề phức tạp”.

Đối mặt làn sóng chỉ trích của các đối thủ chính trị trong nước, Tổng thống Mỹ Barack Obama một lần nữa xáo lên các lá bài Syria với hy vọng vớt vát uy tín của Washington sau 2 nỗ lực bất thành cho đến giờ: đánh bại nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và lật đổ ông Assad. Trong bước đi mới nhất, ông Obama hôm 30-10 bật đèn xanh cho triển khai tối đa 50 lính đặc nhiệm đến miền Bắc Syria trong tháng 11 để cố vấn phe đối lập chống IS. Tuy vẫn bị chê là không thấm tháp vào đâu song đây là sự thay đổi lớn về lập trường - như hãng tin AP bình luận: “Tổng thống đã bước qua lằn ranh đỏ của chính mình” - bởi lâu nay ông Obama không muốn để nước Mỹ sa lầy vào những cuộc chiến không được lòng dân ở Trung Đông.

Báo The Guardian nhận định ông chủ Nhà Trắng đổi ý bởi nỗi lo “trục Nga - Iran” mới đang thắng thế ở cả Syria và Iraq, từ đó thách thức những lợi ích của phương Tây và các đồng minh ở Trung Đông. Một mối bận tâm khác là “di sản” Trung Đông mà ông để lại có thể chẳng còn gì ngoài một hình cung của sự hỗn loạn, trải dài từ TP Mosul - Iraq cho đến Địa Trung Hải. Sau quyết định hoãn rút quân khỏi Afghanistan, động thái phái đặc nhiệm sang Syria chứng tỏ những hiện thực địa chính trị tiếp tục làm khó chính sách đối ngoại của ông Obama.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo