xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sức hút của Việt Nam với người về hưu Mỹ

Hoàng Phương

Kể từ khi chiến tranh Việt Nam khép lại năm 1975, nhiều cựu binh Mỹ đã quay lại đất nước này để tìm kiếm sự tha thứ hoặc sự hòa giải.

Giờ đây, một số người còn đến Việt Nam vì những lý do đời thường hơn: nhà ở giá rẻ, chi phí chăm sóc y tế thấp và tiêu chuẩn sống ngày càng tăng.

Sau khi kết thúc binh nghiệp, ông Rockhold trở thành một nhà thầu quốc phòng, chủ yếu làm việc ở châu Phi. Năm 1992, ông trở lại Việt Nam lần đầu tiên sau chiến tranh và quyết định định cư ở đây vào năm 1995, thời điểm Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ. Đến năm 2009, ông kết hôn với một phụ nữ Việt Nam và thuyết phục mẹ mình rời TP Santa Maria, bang California đến Việt Nam sinh sống. "Bà ấy đến dự đám cưới và quyết định ở lại" - ông Rockhold nhớ lại. Mẹ ông sống tại Việt Nam cho đến khi qua đời vào năm 2015 ở tuổi 94.

Sức hút của Việt Nam với người về hưu Mỹ - Ảnh 1.

Ông John Rockhold đánh giá chất lượng chăm sóc y tế ở Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều Ảnh: LOS ANGELES TIMES

Ông Rockhold, hiện 66 tuổi, vẫn đang làm việc và nuôi 2 con (10 tuổi và 9 tuổi) cùng với vợ. Ông đang giúp Việt Nam nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng và tham gia một tổ chức từ thiện cung cấp năng lượng mặt trời cho các hộ gia đình có thu nhập thấp. Theo báo Los Angeles Times, cả gia đình ông hiện sống trong một căn hộ nằm trên tầng 20, nhìn ra sông Sài Gòn. Căn hộ có diện tích 170 m2 này được mua với giá khoảng 250.000 USD vào năm 2011.

Sự tăng trưởng nhanh chóng ở Việt Nam đã dẫn đến tình huống không nhiều người nghĩ đến: Những người Mỹ sinh trong giai đoạn 1946-1964 đang ở đây nhưng lại có lối sống gợi nhớ đến các bang Florida, Nevada, Arizona… Chi phí hằng tháng ở đây hiếm khi vượt quá 2.000 USD, thậm chí là khi sống trong một căn hộ lớn như của ông Rockhold, tính luôn cả tiền thuê người nấu ăn và lau dọn. "Chi phí sinh sống thật sự rất thấp" - cựu binh này nhận định.

Phần lớn cư dân trong tòa nhà 25 tầng mà gia đình ông Rockhold sinh sống là người của tầng lớp trung lưu đô thị đang bùng nổ ở Việt Nam. Nhiều người làm việc trong chính phủ hoặc ngành giáo dục và có đủ khả năng đi du lịch nước ngoài. Ông Rockhold ước tính không quá 20% cư dân tòa nhà này là người nước ngoài. Ông chia sẻ thêm rằng những người hàng xóm của mình rất thân thiện. Ông hiếm khi gặp phải thái độ oán giận, ngay cả khi kể về quá khứ cựu binh của mình.

Ngoài ra, theo ông Rockhold, chất lượng chăm sóc y tế ở Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều, trong lúc TP HCM là một trong những thành phố an toàn nhất thế giới.

Việt Nam đã nới lỏng các chính sách thị thực để thu hút những người Mỹ về hưu như ông Rockhold. Bên cạnh đó, cộng đồng người nước ngoài cũng xem Việt Nam là quốc gia hiếu khách. Hiện chưa có số liệu về số người Mỹ về hưu đang sống tại Việt Nam. Theo tìm hiểu của báo Los Angeles Times, một số đang ở đây với thị thực du lịch một năm nhưng cũng có những người được thường trú sau khi kết hôn với công dân Việt Nam, giống như trường hợp của ông Rockhold.

"Họ muốn đến để hòa giải. Thường thì họ sẽ lập gia đình với một phụ nữ Việt Nam và những phúc lợi an sinh xã hội hoặc cựu binh của họ có giá trị nhiều hơn ở đây so với ở TP Los Angeles" - ông Frederick R. Burke, một luật sư của hãng luật Baker McKenzie (Mỹ), nhận định về cộng đồng cựu binh Mỹ đang sống ở Việt Nam.

TP HCM là nơi đáng sống thứ 3 trên thế giới

Mạng lưới người nước ngoài toàn cầu InterNations đã khảo sát hơn 20.000 người, qua đó bình chọn 82 thành phố tốt nhất thế giới để sống, làm việc và kết bạn vào năm 2020.

Đứng đầu bảng xếp hạng là TP Đài Bắc của Đài Loan (Trung Quốc) và xếp thứ 2 là thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia. Điều bất ngờ là vượt mặt Singapore, TP HCM của Việt Nam xếp hạng 3 khi hầu hết người nước ngoài được khảo sát cho rằng chi phí sinh hoạt tương đối thấp và họ dễ dàng tìm nhà. Hơn thế nữa, TP HCM đứng thứ 3 trên toàn thế giới về các hạng mục kết bạn, người dân địa phương thân thiện với cư dân nước ngoài.

Tuy nhiên, một số người phàn nàn về chất lượng môi trường, đường phố còn bẩn và quản lý môi trường, rác thải chưa tốt. Giao thông cũng mang đến sự không hài lòng cho người nước ngoài.

Đáng chú ý, cuộc khảo sát riêng của Tập đoàn Tài chính HSBC cũng gọi tên Việt Nam là một trong những quốc gia tốt nhất đối với người nước ngoài nếu muốn sinh sống và làm việc.

C.Lực

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo