Hiện chưa rõ Nga đòi hỏi gì để đổi lấy sự thỏa hiệp nhưng giới phân tích chỉ ra nước này có thể muốn Campuchia bật đèn xanh cho Hạm đội Thái Bình Dương sử dụng các cảng biển của họ.
Không thể phủ nhận rằng Đông Nam Á đang là thị trường đầy hứa hẹn mà Nga muốn khai thác để tránh quá phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế.
Bị phương Tây trừng phạt vì cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014, Moscow đã tăng cường hợp tác với Bắc Kinh nhưng muốn mở rộng ảnh hưởng ở những nơi khác. Trong bối cảnh xuất khẩu sang Trung Quốc ổn định, một ưu tiên khẩn cấp của Nga là tìm kiếm thị trường mới cho vũ khí của mình.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev (phải) và người đồng cấp Campuchia Hun Sen tại cuộc gặp ở Manila - Philippines hồi tháng 11-2017 Ảnh: REUTERS
Tại một hội chợ hàng không ở ngoại ô Moscow tháng 7-2017, Nga và Không quân Malaysia đã đạt thỏa thuận nâng cấp chiến đấu cơ do nước này sản xuất. Malaysia mua chiến đấu cơ MiG năm 1994 và cân nhắc thay thế chúng bằng mẫu Rafale của Pháp. Tuy nhiên, Nga đã đưa ra lập luận rằng việc nâng cấp không chỉ ít tốn kém hơn mà còn đồng ý chuyển giao công nghệ cho quốc gia Đông Nam Á này.
Cũng vào năm ngoái, Indonesia đã ký hợp đồng trị giá 1,5 tỉ USD để mua chiến đấu cơ Sukhoi Su-35. Tương tự Moscow, nhiều chính phủ Đông Nam Á đang quan ngại về ảnh hưởng đang tăng của Trung Quốc và muốn có sự cân bằng hơn trong quan hệ với các nước lớn.
Mỹ dĩ nhiên cũng để ý những động thái của Nga và Trung Quốc ở Đông Nam Á. Giới quan sát cho rằng Washington đang nỗ lực cải thiện quan hệ với đồng minh lâu năm Thái Lan bất chấp nỗi lo về nhân quyền và dân chủ. Giới chức Thái Lan và Mỹ vừa nối lại cuộc họp đầu tiên ở Lầu Năm Góc kể từ năm 2013.
Dù vậy, phương Tây đang đối mặt trận chiến khó khăn nếu muốn lấy lại ảnh hưởng đã mất ở Đông Nam Á. Sức hút của Nga và Trung Quốc đến từ việc họ không lồng vào quan hệ với các đối tác ở khu vực những đòi hỏi gây tranh cãi.
Bình luận (0)