xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tai nạn tàu ngầm chực chờ ở biển Đông

HUỆ BÌNH

Cách đây 15-20 năm, các nước Đông Nam Á không hề có một chiếc tàu ngầm song hiện nay đã sở hữu hoặc đang tìm mua

Tại Hội thảo An ninh hàng hải quốc tế 2015 (IMSC) tại Singapore hồi tuần trước, Tư lệnh Hải quân nước chủ nhà, Chuẩn đô đốc Lê Trung Hán, lo ngại nguy cơ tai nạn khi số lượng tàu ngầm đang gia tăng ở biển Đông.

Chia sẻ thông tin

“Sẽ không quá lời nếu nói tai nạn đang chực chờ khi ngày càng có nhiều tàu ngầm trong vùng biển chật hẹp này. Do đó, cần nhanh chóng thiết lập một bộ khung quy định mạnh hơn các thỏa thuận song phương hiện có về vấn đề cứu hộ tàu ngầm” - trang tin Bloomberg dẫn lời kêu gọi của ông Lê.

Do hoạt động của tàu ngầm là vấn đề nhạy cảm nên ông Lê cho rằng các nước trong khu vực có thể xây dựng lòng tin bằng cách chia sẻ những thông tin như hoạt động của giàn khoan dầu, tàu chở dầu lớn với Trung tâm Thông tin hỗn hợp (IFC) tại Changi - Singapore.

IFC được thành lập vào năm 2009, với sự tham gia của hải quân 13 nước và 51 công ty vận tải biển trên toàn cầu nhằm chia sẻ thông tin về an ninh hàng hải và vận chuyển vũ khí. Theo ông Lê, một hình mẫu cho ASEAN là Phòng Liên lạc Cứu nguy và Giải cứu tàu ngầm Quốc tế (ISMERLO) của NATO.

 

Một tàu ngầm của Indonesia  Ảnh: IHS JANE’S
Một tàu ngầm của Indonesia Ảnh: IHS JANE’S

 

Tư lệnh Lê ước tính hải quân các nước châu Á - Thái Bình Dương sẽ sở hữu hơn 130 tàu ngầm động cơ điện - diesel vào năm 2020. Trong khi đó, theo thống kê của Bloomberg, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là nơi hoạt động của 2/3 trong tổng số 300 tàu ngầm không thuộc quân đội Mỹ.

Con số này chắc chắn còn tăng thêm bởi khu vực này được đánh giá là đang quân sự hóa nhiều nhất thế giới. Một số nước Đông Nam Á cùng Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và Trung Quốc đều sở hữu tàu ngầm.

Chạy đua mua sắm

Một số chuyên gia quốc phòng nhận định các nước châu Á - Thái Bình Dương phải rót nhiều tiền mua tàu quân sự và tàu ngầm là do dè chừng láng giềng và đề phòng xung đột vũ trang tại khu vực. Theo ông Richard Bitzinger tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam (Singapore), cách đây 15-20 năm, các nước Đông Nam Á không hề có một chiếc tàu ngầm song nhiều nước hiện sở hữu hoặc tìm mua loại tàu này.

Singapore mua 6 tàu ngầm cũ từ Thụy Điển và vừa thông báo mua thêm 2 tàu mới Type-218S từ Đức, Malaysia tậu 2 tàu ngầm do Pháp đóng, Indonesia sắp nhận ít nhất 3 tàu đặt mua của Hàn Quốc, trong khi Thái Lan và Philippines cũng “săn” tàu ngầm để mua. Trang Sina dẫn lời ông Bitzinger nói Trung Quốc cũng muốn chứng tỏ vị thế thông qua kế hoạch trang bị thêm ít nhất 5 tàu ngầm hạt nhân mới từ nay đến năm 2020.

Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết chi tiêu quốc phòng của các nước ASEAN trong năm 2013 tăng hơn gấp đôi so với năm 2000 (từ 15,7 tỉ USD lên 34,9 tỉ USD). Theo trang Eurasia Review, sự gia tăng này giúp hải quân mở rộng và thúc đẩy sự hiện đại hóa.

Nhiều lực lượng hải quân ASEAN đang chuyển mình từ lực lượng khiêm tốn, được định hướng ban đầu là phòng vệ bờ biển, thành hạm đội hiện đại có khả năng tung hỏa lực trên vùng biển cận duyên. Trong quá khứ, các lực lượng hải quân trong khu vực phần nhiều gồm các tàu tuần tra ven biển và tàu tấn công nhanh, chủ yếu tác chiến ven bờ. Thế nhưng, nhiều nước dần trang bị tàu chiến tầm xa và có kích thước lớn hơn như các tàu hộ tống hoặc tàu khu trục nhỏ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo