xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tận dụng cơ hội

HOÀNG PHƯƠNG

Sự kiện Nepal - Trung Quốc ký thỏa thuận quá cảnh mới vào tuần rồi nhân chuyến thăm Bắc Kinh kéo dài cả tuần của Thủ tướng Khadga Prasad Sharma Oli không được đưa tin rầm rộ.

Tuy nhiên, không vì vậy mà Ấn Độ bớt lo lắng về tham vọng bành trướng của Trung Quốc tại khu vực được xem là sân sau của mình.

Theo giới phân tích, tác động dễ thấy nhất là Bắc Kinh sẽ tăng cường ảnh hưởng tại đất nước được xem là vùng đệm giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Thỏa thuận mới ký cho phép Nepal tiếp cận các cảng và tuyến đường bộ của Trung Quốc. Ngoài ra, 2 bên còn đồng ý mở rộng sự kết nối trên đất liền, cũng như thăm dò khả năng mở tuyến đường sắt nối Nepal với các trung tâm sản xuất chủ chốt của Trung Quốc. Mục tiêu của thỏa thuận là mang đến cho Kathmandu một tuyến giao thương khác, từ đó giảm sự phụ thuộc kinh tế vào New Delhi lâu nay.

Xem ra Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng cơ hội từ việc Nepal không muốn tái diễn cuộc khủng hoảng nhiên liệu, thực phẩm bắt đầu từ tháng 9-2015. Khi đó, cửa khẩu tại vùng Terai, giáp biên giới Ấn Độ, bị cộng đồng người Madhesi thiểu số phong tỏa nhiều tháng liền để phản đối một phần nội dung hiến pháp mới. Nepal điêu đứng vì phần lớn sản phẩm thiết yếu nhập khẩu vào nước này qua Ấn Độ. Kathmandu cũng tố New Delhi ủng hộ người biểu tình và đứng sau vụ phong tỏa nhưng cáo buộc này bị bác bỏ.

Vụ việc dù khép lại song quan hệ Nepal - Ấn Độ ít nhiều “hằn sẹo”. “Thủ tướng Nepal đang khó chịu với Ấn Độ và muốn mời Trung Quốc làm đối trọng “ -  ông Pramod Jaiswal, nhà nghiên cứu kỳ cựu tại Viện Nghiên cứu Hòa bình và Xung đột ở New Delhi, nhận định với đài VOA.

 

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (phải) tiếp người đồng cấp Nepal Khadga Prasad Sharma Oli tại thủ đô Bắc Kinh hôm 21-3 Ảnh: Reuters
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (phải) tiếp người đồng cấp Nepal Khadga Prasad Sharma Oli tại thủ đô Bắc Kinh hôm 21-3 Ảnh: Reuters

Tuyến giao thương Nepal - Trung Quốc sẽ mất không ít thời gian để định hình do hạ tầng thiếu thốn, đồng thời cũng khiến các doanh nghiệp tốn kém hơn so với tuyến giao thương Nepal - Ấn Độ. Dù vậy, tiến sĩ Rajeswari Rajagopalan, nhà nghiên cứu tại Tổ chức Nghiên cứu Nhà quan sát (Ấn Độ), nhắc nhở New Delhi rằng thỏa thuận là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh - Kathmandu đang xích lại gần nhau hơn bao giờ hết.

New Delhi ngoài mặt vẫn tỏ ra thoải mái khi nhấn mạnh láng giềng có quyền “thăm dò bất kỳ lựa chọn thiết thực nào họ muốn”. “Quan hệ giữa chúng tôi và Nepal có logic riêng. Liệu quốc gia nào trên thế giới có loại quan hệ như Nepal với Ấn Độ?” - ông Vikas Swarup, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ, nhận xét.

Có thể hiểu được sự tự tin nói trên vì Ấn Độ vẫn không ngừng gia tăng ảnh hưởng lên Nepal. Kể từ khi lên nắm quyền, Thủ tướng Narendra Modi xem việc tăng cường quan hệ với láng giềng, trong đó có Nepal, là ưu tiên đối ngoại hàng đầu trong bối cảnh Bắc Kinh lấn sang khu vực này. Vào tháng 2-2016, Ấn Độ đã cho Nepal sử dụng cảng biển thứ hai ngoài khơi vịnh Bengal - Visakhapatnam để hỗ trợ xuất nhập khẩu. Trước đó, tháng 11-2014, ông Modi đề nghị cấp khoản tín dụng 1 tỉ USD cho Nepal nhân chuyến thăm nước này.

Dù vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng Ấn Độ không nên chủ quan trước “ánh mắt thèm khát” Nepal của Trung Quốc. “Trung Quốc sẵn sàng rót tiền vào đường cao tốc ở Nepal. Vì thế, Ấn Độ cần đầu tư nhiều hơn nữa vào Nepal và những nước láng giềng khác” - cựu quan chức ngoại giao Lalit Mansingh nói với tờ The Straits Times. Trong khi đó, ông K.V. Rajan, cựu đại sứ Ấn Độ tại Nepal, khuyên New Delhi theo dõi sát sao hơn quan hệ Bắc Kinh - Kathmandu dù không cần quá lo lắng về thỏa thuận hợp tác mới nhất giữa họ.

Riêng ông Jaiswal tin rằng những gì Trung Quốc làm ở Nepal sẽ không đến mức gây tổn hại nghiêm trọng lợi ích của Ấn Độ, cũng như ảnh hưởng xấu đến chính quan hệ Bắc Kinh - New Delhi. “Trung Quốc cần thị trường rộng lớn của Ấn Độ cho hàng hóa và lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng của mình nhiều hơn là Nepal” - chuyên gia này đúc kết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo