Chỉ có điều thông tin này tiết lộ sớm hơn so với dự kiến của Bắc Kinh bởi nó đến từ Tổng thống Djibouti Ismail Omar Guelleh vào đầu tháng này.
Theo ông Guelleh, các cuộc thương thảo đang diễn ra giữa nước ông và Trung Quốc về việc lập một căn cứ hải quân ở thị trấn Obock. Điều đáng chú ý là Mỹ cũng có một căn cứ quân sự ở quốc gia từng là thuộc địa của Pháp này.
Trung Quốc không xác nhận hoặc từ chối thông tin trên mà chỉ nói chung chung rằng nước này đang tìm cách đóng góp nhiều hơn cho nỗ lực "duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực" - một luận điệu mà Bắc Kinh thường đưa ra để biện hộ cho hoạt động bành trướng của mình.
Một tàu hải quân Trung Quốc đến Djibouti vào cuối năm ngoái. Ảnh: People's Daily
Giới phân tích Ấn Độ dĩ nhiên là không tin những phát biểu nói trên.
Ông Brahma Chellaney, chuyên gia hàng đầu Ấn Độ về các vấn đề chiến lược, cho rằng việc Trung Quốc đang thương thảo về việc lập căn cứ hải quân nhìn ra eo biển Bab al-Mandeb ở Djibouti là một phần của những kế hoạch rộng lớn hơn của nước này ở Ấn Độ Dương. "Một phần quan trọng của những kế hoạch này là dự án Con đường tơ lụa hàng hải Trung Quốc. Dự án sẽ thách thức Ấn Độ ngay tại sân sau của mình" - ông Chellaney nhận định. Chuyên gia này cảnh báo thêm ràng về lâu dài, Trung Quốc sẽ trở thành mối đe dọa quân sự đối với Ấn Độ.
Điều đáng nói là thông tin trên được tiết lộ vào thời điểm Trung Quốc đang tăng cường hoạt động cải tạo đất, xây đảo nhân tạo trái phép ở biển Đông. Theo một chuyên gia Singapore giấu tên, một khi hoàn tất việc làm này, Bắc Kinh có thể xúc tiến việc áp đặt Vùng nhận dạng phòng không để phục vụ mưu đồ độc chiếm biển Đông.
Theo ông Chellaney, với những động thái bành trướng ở cả biển Đông và Ấn Độ Dương, Trung Quốc muốn theo đuổi vị thế thống trị ở châu Á. "Trung Quốc đang tăng cường tập trung vào các biển và đại dương, nhất là biển Đông và Ấn Độ Dương, vì tin rằng sự thống trị hàng hải sẽ góp phần giúp nước này qua mặt các nước còn lại ở khu vực" - ông Chellaney nhận định.
Cả Ấn Độ và Mỹ cũng lo ngại rằng những sáng kiến của Trung Quốc như Con đường tơ lụa hàng hải và Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á có thể được sử dụng để thúc đẩy những tham vọng chiến lược của Bắc Kinh.
Bình luận (0)