Tảng băng khổng lồ này, có kích thước lớn hơn một nửa diện tích nước Qatar, bằng 4 lần TP London - Anh và hơn 7 lần TP New York - Mỹ, có thể sẽ trôi đến biển Weddell ở cực Nam của Nam Mỹ.
Đây sẽ là một trong những tảng băng trôi lớn nhất ở châu Nam Cực. Các nhà khoa học theo dõi Larsen C cho biết vết nứt kéo dài hơn 160 km trong những tháng gần đây. Các nhà khoa học thuộc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và Trường ĐH California - Irvine cho biết dải băng kết nối tảng băng trôi với thềm băng chỉ còn 4,8 km.
Ảnh chụp tăng băng Larsen C đang tách ra khỏi thềm băng hồi tháng 11-2016. Ảnh: CNN
Hiện xuất hiện 2 luồng ý kiến trong cộng đồng khoa học về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sự kiện nêu trên.
Một số nhà khoa học khẳng định có rất ít chứng cứ xác định sự kiện nêu trên là một minh chứng cho thấy quá trình biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh chóng. Theo bà Helen Amana Fricker, một nhà khoa học nghiên cứu Nam Cực ở San Diego cho rằng băng trôi tách khỏi thềm băng là một sự kiện bình thường vốn đã diễn ra hằng thập kỷ, thế kỷ hay thậm chí là thiên niên kỷ.
Trong khi đó, không ít nhà khoa học quả quyết sự kiện nêu trên xuất phát từ tình trạng biến đổi khí hậu. "Tất nhiên, sự kiện này xuất phát từ việc khí hậu ngày càng ấm lên ở Nam Cực" – ông Eric Rignot, chuyên gia NASA và Trường ĐH California - Irvine, khẳng định.
Tảng băng Larsen C có kích thước hơn 7 lần TP New York. Ảnh: CNN
Sự kiện một tảng băng trôi khổng lồ tách ra từ thềm băng có thể đe dọa đến sự an toàn của tàu thuyền. "Chúng tôi không chắc điều gì sẽ xảy ra. Dù là một khối băng trôi khổng lồ hay các tảng băng trôi nhỏ tách ra từ thềm băng, sóng đại đương sẽ đánh chúng trôi dạt về phía Bắc. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho tàu thuyền" – chuyên gia Anna Hogg, Trường ĐH Leeds (Anh), nhận định.
Nam Cực trong những năm gần đây chứng kiến nhiều vụ băng trôi tách ra từ thềm băng. Larsen C không phải là tảng băng khổng lồ đầu tiên bị vỡ ra. Trước đó, tảng băng Larsen A và Larsen B đã bị vỡ ra lần lượt vào các năm 1995 và 2002.
Bình luận (0)